Thứ Ba, 06/05/2025 19:56 (GMT+7)

Bác sĩ cảnh báo nhiều trường hợp bị zona thần kinh biến chứng nặng phải nhập viện

Ngày 6/5, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cảnh báo tình trạng nhiều bệnh nhân mắc zona thần kinh bị biến chứng nặng do áp dụng các phương pháp dân gian không đúng cách như “đi khoán”, đắp lá cây, dẫn đến nhiễm trùng, viêm mô tế bào nghiêm trọng.
Ảnh đại diện tin bài

Zona thần kinh thực chất là bệnh ít xảy ra ở trẻ em, nhưng “tiền căn” của Zona là thủy đậu lại xảy ra chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

'Tiếp sức' bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho bệnh nhânTPHCM phát hiện một nhà thuốc bán sữa giả16 tiếng phẫu thuật đầy thách thức bảo tồn dây thần kinh mặt cho bé gái 14 tuổi mắc u não hiếm gặp

Theo thống kê, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận gần 10.000 ca bệnh zona thần kinh. Riêng mỗi ngày có khoảng 20 - 30 bệnh nhân đến khám vì căn bệnh này. Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, zona thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xảy ra ở trẻ em. Đặc biệt, bệnh có thể gây đau thần kinh dữ dội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Zona thần kinh ở trẻ em do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra, đây cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Trẻ sau khi khỏi thủy đậu, virus sẽ bị đẩy lùi nhưng vẫn tồn tại và sống âm thầm trong hạch thần kinh của cơ thể nhiều năm tháng, thậm chí đến hết đời, chỉ khi gặp yếu tố thuận lợi như trẻ từng bị mắc thuỷ đậu trước 1 tuổi, cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch suy giảm, sang chấn tâm lý, thời tiết chuyển mùa hoặc được sinh ra bởi người mẹ mắc thủy đậu vào những tháng cuối thai kỳ có nguy cơ cao mắc zona thần kinh. Thống kê cho thấy, trẻ mắc thủy đậu sơ sinh gây tử vong cao đến 30% và tỷ lệ mắc zona trong 4 năm đầu đời là 15%.

Trẻ bị zona thần kinh thực chất không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể khiến trẻ trải qua các cơn đau rát rất khó chịu. Đau dây thần kinh sau zona là biến chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Đây là tình trạng đau đớn diễn ra trong một thời gian dài sau khi các bọng nước đã hết. Chuyên gia khuyến cáo chủ động tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc zona. Phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng bệnh zona và giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Theo các nghiên cứu của Trường đại học Rochester (một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ), zona thần kinh là bệnh không phổ biến ở trẻ nhưng rất nguy hiểm. Bệnh gây ra nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ do các ảnh hưởng lên da liễu trong quá trình phát bệnh. Nếu không có cách điều trị hay chẩn đoán chính xác, bệnh có thể gây ra nhiễm trùng, viêm phổi để lại sẹo lớn trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.

Trẻ bị zona là tình trạng nhiễm trùng da do virus Varicella zoster gây ra, bệnh cao điểm là vào mùa mưa khi thời tiết chuyển mùa. Các triệu chứng zona gây ra vô cùng đau đớn và khó chịu có thể gây nhiều biến chứng và làm giảm chất lượng sống của người bệnh. 

Thời gian qua, bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị zona thần kinh nặng phải nhập viện điều trị nội trú do điều trị sai cách như "đi khoán", đắp các lá cây dẫn đến tình trạng bội nhiễm nặng. Điển hình là ông M.V.L (70 tuổi, Lâm Đồng) bị Herpes zoster bội nhiễm sau khi “đi khoán” bằng phương pháp dân gian khiến da mặt loét, đóng mài không lành. Tương tự, ông T.V.S (70 tuổi, Long An) sau khi được “khoán” bằng nhang và mực Tàu, vùng da đầu xuất hiện mụn mủ, sưng đau và sốt cao, buộc phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng cho biết, bệnh zona còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, liệt dây thần kinh mặt hoặc tổn thương thính giác. Vì vậy, những người trên 50 tuổi, hoặc người từ 18 tuổi trở lên có hệ miễn dịch suy giảm (như bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS, ghép tạng hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch) nên tiêm phòng vaccine ngừa Zona để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng sau đó. Ngay cả người đã từng mắc bệnh cũng được khuyên tiêm vaccine vì có nguy cơ tái phát khoảng 5%.

Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh đã đưa vào hoạt động Phòng Tiêm chủng trực thuộc khoa Khám bệnh, cung cấp các loại vaccine phòng các bệnh da liễu phổ biến như zona, thủy đậu và HPV. Bác sĩ Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh: “Việc triển khai phòng tiêm chủng là bước đi thiết thực nhằm phòng bệnh hơn chữa bệnh, hướng đến sự phát triển bền vững trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.

Theo bác sĩ Hoàng, zona là bệnh do virus varicella-zoster – virus gây thủy đậu gây ra. Sau khi khỏi thủy đậu, virus này không biến mất mà ẩn trong hạch thần kinh. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, virus sẽ tái hoạt động, lan theo dây thần kinh ra da và gây phát ban. Điều trị zona không quá phức tạp nếu phát hiện sớm, chủ yếu dùng thuốc kháng virus.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng khuyến cáo, bệnh nhân cần tuyệt đối tránh các phương pháp dân gian không hợp vệ sinh như đắp lá, vì có thể gây nhiễm trùng da, để lại sẹo xấu. Chủ động tiêm phòng và điều trị đúng cách sẽ giúp hạn chế biến chứng và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Thanh Huyền tổng hợp
Bộ Y tế đề xuất siết cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm
Bộ Y tế đề xuất 'siết' cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm

Nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất nhiều điểm mới như quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, trách nhiệm các bên tham gia quảng cáo... Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, phải kiểm soát nội dung quảng cáo...

Hà Nội Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế

(SKTE) - Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã đến giám sát, kiểm tra công tác tiêm chủng thường xuyên và các hoạt động chuyên môn, trong quy trình tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các điểm cơ sở, trạm y tế một số địa bàn xã, phường. Thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Y tế sớm điều chỉnh phần mềm thống kê bệnh truyền nhiễm (theo Thông tư 54), để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng; tiếp tục duy trì các điểm trạm như hiện nay giúp việc đưa trẻ đi tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm thuận lợi, dễ dàng hơn.

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao

(SKTE)- Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 135 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Tuy số ca mắc mới giảm 4 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 139 ca), nhưng con số vẫn còn cao.

Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh
Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh

Đang chờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người phụ nữ dân tộc Tày (trú ở Bắc Kạn) bị lừa mất 5 triệu để 'khám nhanh'. Cán bộ y tế đã vận động quyên góp, hỗ trợ chị gần 8 triệu đồng.

Tp Hồ Chí Minh Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn
Tp Hồ Chí Minh: Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn

Dù mới đầu mùa, số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng đã tăng, năm nay có thể là chu kỳ bùng phát tiếp theo, khi mùa mưa đến sớm và mưa rải rác kéo dài, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sản. Các bệnh viện nhi tại TPHCM ghi nhận số lượng ca SXH tăng nhanh trong những tuần đầu mùa mưa. Không ít trẻ phải hồi sức tích cực vì nhập viện muộn, sốc nặng, tổn thương đa cơ quan.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự