Thứ Ba, 06/05/2025 15:26 (GMT+7)

'Tiếp sức' bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho bệnh nhân

(SKTE) - Gần 16 năm qua, Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) ra đời hướng tới thực hiện BHYT toàn dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân. Ở mỗi giai đoạn phát triển, vướng mắc, tồn tại trong thực hiện chính sách tài chính về BHYT đều được từng bước khắc phục.
Ảnh đại diện tin bài

Bệnh nhân khám theo BHYT nhận thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai (ảnh chụp ngày 24/4/2025.

Chuyện không thể chấp nhận ở phòng cấp cứuTPHCM phát hiện một nhà thuốc bán sữa giả

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại và yêu cầu trong khám, điều trị bệnh cho dân cần nâng cao chất lượng, BHYT cũng nên được “tiếp sức”, xem xét đổi mới để phát huy hơn nữa tác dụng của chính sách xã hội quan trọng này.

Người mua BHYT cần khám bệnh chất lượng cao hơn

Trong nhiều ngày chúng tôi ghi nhận, trò chuyện với bệnh nhân đến khám, điều trị tại một số bệnh viện khác nhau, dễ thấy đa phần người dân mua BHYT khi khám chữa bệnh đều có mức độ hài lòng và suy nghĩ riêng. Họ mong muốn cách thức sử dụng BHYT cần tiếp tục được thay đổi tốt hơn.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ - một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mỗi ngày có tới 1.700 – 2.000 lượt bệnh nhân từ các địa phương vùng ĐBSCL đến khám và điều trị. Dường như mỗi người đi khám bằng BHYT đều mang theo một câu chuyện riêng.

Một ngày cuối tháng 4, ông Ngô Văn Phước (56 tuổi) ở xã Vĩnh Phú (Thoại Sơn, An Giang) từ tờ mờ sáng đã vượt 130 km từ nhà tới viện để tái khám định kỳ, sau 6 tháng ông được thay khớp háng nhân tạo. Ông Phước cho biết, ông trải qua ca phẫu thuật hết 128 triệu đồng, ông được BHYT chi trả một khoản lớn, phần còn lại 86 triệu đồng ông phải tự trả.

 Bệnh nhân tại Viện Tim mạch BV Bạch Mai

Gia đình ông Phước khó khăn, ở quê, ông làm thuê sinh sống qua ngày, 2 con đi làm công nhân tại Bình Dương gửi tiền về giúp ông chữa bệnh. Ông cho hay, ông tìm hiểu và mua BHYT với khoản tiền không nhiều nhưng được thanh toán với mức cao như vậy là nhờ chính sách tốt về BHYT của Nhà nước.

Tuy nhiên, ngẫm về ca phẫu thuật ngốn tiền của mình, ông vẫn có một mong ước nhỏ. “Chi phí khám, điều trị hiện nay rất đắt đỏ, nhất là những bệnh hiểm nghèo; vì thế mong Nhà nước nâng tỷ lệ thanh toán BHYT cao hơn cho người dân đỡ vất vả”, ông Phước bộc bạch.

Cùng hoàn cảnh, bà Lâm Thị Sà Mol, quê ở xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng) bị bệnh hở van tim, lên Bệnh viện S.I.S Cần Thơ khám. Bà Mol cho biết, bà mua BHYT nhưng biết mức thanh toán từ BHYT thấp nên tự đến bệnh viện này khám, theo dõi sức khỏe của mình bằng tiền túi, không dùng bảo hiểm. “Tôi mong Nhà nước xem xét lại chính sách BHYT để người dân, cán bộ, viên chức tham gia mua BHYT khi khám, chữa bệnh được miễn phí 100%”, bà Sol nói.

Còn ông Trần Văn Quân, quê ở xã Vĩnh Viễn A (Long Mỹ, Hậu Giang) bị sốt xuất huyết não, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ hơn 2 năm nay. Ông Quân được gia đình đưa đến bệnh viện tái khám. Người nhà ông cho biết, chi phí chữa bệnh từ lúc ông phát bệnh đến nay khá cao, tuy nhiên BHYT chỉ thanh toán ở mức rất cơ bản. “Nếu mức chi trả được nâng lên hoặc có nhiều gói BHYT với mức khác nhau để người dân lựa chọn sẽ tốt hơn”, người nhà ông Quân nói.

Điều trị bệnh nhân có BHYT, bác sỹ siêu nghề chưa đủ

Chị L.T.L (ở Thanh Hóa) là bệnh nhân phải “gắn bó” lâu với BV Bạch Mai. Từ năm 2015 trở về trước, đi khám, chữa bệnh bằng BHYT gặp khó khăn, chen chúc... Khi uống IOT 131 điều trị Basedow, chị L được BHYT thanh toán với mức đáng kể. Sau đó, bệnh tim (do hẹp van 2 lá) dần hình thành, chị L chuyển sang khám đồng thời tại Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai). Do thuốc điều trị bệnh tim khá đắt và bác sỹ tư vấn nên dùng thuốc tốt, chị L chuyển sang dùng thuốc tốt, đắt tiền, hiệu quả điều trị tiến triển rõ ràng hơn rất nhiều.

Công thức bác sỹ giỏi + thuốc tốt = điều trị bệnh hiệu nghiệm đã mang lại sức khỏe tốt hơn cho chị L trong gần 10 năm, có điều BHYT không thể thanh toán cho nhiều loại thuốc tốt mà chị L phải mua. Chị L từ đó cũng chuyển sang khám theo yêu cầu, giảm thời gian chờ đợi trong dòng người có BHYT chờ khám bệnh.

Nếu được chi trả BHYT nhiều hơn, số đông người dân sẽ được bác sỹ, thiết bị

công nghệ siêu hiện đại hỗ trợ chẩn đoán sớm, điều trị bệnh hiệu quả hơn. 

 

Những bệnh nhân ngày nay được chứng kiến sự tiến bộ trong nghiên cứu về y học, máy móc, về trang thiết bị y tế siêu hiện đại. Với bệnh tim mạch, nhiều phương thức, kỹ thuật can thiệp mới mà các bác sỹ làm chủ được thật tinh vi và không ít điều kỳ diệu trong điều trị đã mang đến cho bệnh nhân cơ hội sống.

Chị L nhiều năm điều trị bằng thuốc tốt, song van tim kém thích ứng với thuốc, hẹp và trở nên vôi hóa...Chị L được các bác sỹ trình độ rất cao ở Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai căn cứ điều kiện sức khỏe, khả năng tài chính của gia đình chị để điều trị.

Phương án mổ đã được tính đến. Mổ hở và mổ TAVI (luồn thiết bị qua mạch máu) được các bác sỹ tư vấn cho chị L. Mổ TAVI rất tiến bộ, ít đau và không bị tổn thương nhiều... Tuy nhiên, đó sẽ là ca mổ rất tốn kém với người có điều kiện kinh tế ep hẹp, bởi toàn bộ quá trình từ chụp chiếu, thăm khám và được sử dụng thiết bị hiện đại và đắt tiền để mổ TAVI, BHYT chỉ chi trả một phần.

Với thể trạng sức khỏe yếu, chị L đã lo liệu để có đủ tiền mổ TAVI. Ca mổ thay van tim thành công tốt đẹp. “Để ca mổ TAVI hiện đại được thực hiện với nhiều bệnh nhân, chỉ có bác sỹ siêu giỏi là chưa đủ, mà người bệnh phải lo được điều kiện kinh tế hoặc được BHYT chi trả nhiều hơn để trang trải cho mua sắm và sử dụng thiết bị y tế hiện đại hơn”, chị L nói và bày tỏ ước mong: giá như những bệnh nhân thay van tim được BHYT thanh toán ở mức cao hơn để họ được mổ TAVI, thụ thưởng trọn vẹn thành quả của y học hiện đại và trình độ rất cao của bác sỹ!

Trước dịp nghỉ lễ 30/4/2025, chúng tôi có mặt ở Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. Vào khoảng 8h sáng, bệnh nhân khám theo BHYT đã không còn phải xếp hàng, chờ đợi nhiều như cách đây nhiều năm. Bệnh nhân khám và lấy thuốc BHYT nhanh, thuận tiện, song nhiều người cho biết, họ vẫn mong được BHYT thanh toán nhiều hơn với nhiều loại bệnh và cũng sẵn sàng mua và vận động người khác mua BHYT với mức đóng cao hơn. 


Quyền Thành – Như Ý – Hòa Hội
Bộ trưởng Đào Hồng Lan Bộ Y tế đã xử phạt nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã xử phạt nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã xử phạt 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng với 7 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt gần 370 triệu đồng. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch, mạng xã hội...

Nguy cơ tiềm ẩn từ đồ uống có đường, đừng để vị ngọt đánh lừa
Nguy cơ tiềm ẩn từ đồ uống có đường, đừng để vị ngọt đánh lừa

Từ ly trà sữa trân châu béo ngậy, lon nước ngọt mát lạnh đến chai nước tăng lực đầy năng lượng - đồ uống có đường đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống hiện đại. Trung bình, mỗi người Việt tiêu thụ gần 70 lít loại đồ uống này mỗi năm, tương đương khoảng 1,3 lít mỗi tuần.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

(SKTE) - Sáng 3/5, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự