Thứ Năm, 23/01/2025 19:03 (GMT+7)

Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.
Ảnh đại diện tin bài

Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Áp lực tài chính cuối năm, nhiều nam doanh nhân cầu cứu bác sĩ vì… "yếu" đi vì tiềnTrữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?Cảnh báo suy gan cấp sau khi uống thuốc nam tăng sinh lý

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 1 tháng tuổi (ngụ tỉnh Gia Lai) nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng tiểu cao. Người nhà cho biết, trong giai đoạn mang thai, thông qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện thai nhi có bất thường hệ tiết niệu trên vùng thận, có tình trạng ứ nước nghi ngờ thận đôi nhưng không ghi nhận bất thường vùng niệu quản dưới vùng bàng quang. Sau sinh, bé đi tiểu gặp khó khăn, bị ngắt quãng, nước tiểu có màu sắc đục, bé sốt cao, bỏ bú và được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để thăm khám.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi được điều trị tích cực và tầm soát phát hiện dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước ở thận, đặc biệt bé có khối sa niệu quản khổng lồ chiếm gần trọn trong lòng bàng quang. Đây chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn thận, niệu quản ứ nước, nhiễm trùng tiểu. Ngay khi tình trạng nhiễm trùng tiểu của bệnh nhi tương đối ổn định, các bác sĩ đã nội soi niệu đạo bàng quang để xử trí tắc nghẽn niệu quản do túi sa.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nếu can thiệp theo phương pháp truyền thống, các bác sĩ gặp khó khăn khi xử lý tắc nghẽn, nhất là với khối túi sa khổng lồ luôn di động và không còn nhiều khoảng trống để thao tác trong bàng quang. Điều này có thể dẫn tới không giải quyết được bế tắc mà còn có nguy cơ làm tổn thương thành niệu quản, bàng quang.

Để giải quyết vấn đề này, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã triển khai kỹ thuật mới. Đó là sau khi nội soi vào bàng quang qua niệu đạo, xác định được vị trí nang niệu quản trong lòng bàng quang, một kim luồn nhỏ được đưa qua da trên xương mu vào trong lòng bàng quang. Thông qua kim luồn, một kẹp rất nhỏ được đưa vào bàng quang để giữ cố định thành trước nang niệu quản, điều này giúp xác định chính xác tổn thương và giữ chặt được nang niệu quản, giúp việc xẻ nang dễ dàng hơn.

Sau khi được can thiệp, tình trạng nhiễm trùng tiểu của bệnh nhi cải thiện rõ rệt, chức năng thận trở về bình thường và bệnh nhi được xuất viện sau phẫu thuật 5 ngày, bú tốt, không sẹo mổ.

Được biết, đây là kỹ thuật mới mà các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 học hỏi được từ Pháp. Tại Việt Nam, chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 triển khai kỹ thuật này. Phương pháp này đòi hỏi tay nghề cao và dụng cụ chuyên dụng, hiện chỉ được thực hiện ở một số ít nơi trên thế giới. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, nhẹ nhàng và ít xâm lấn nhất.

Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận khoảng từ 12-15 ca nang niệu quản, thường đi kèm thận niệu quản đôi. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể gây nhiễm trùng tiết niệu tái phát, sỏi niệu quản, xơ thận và suy giảm chức năng thận./.

Thanh Huyền tổng hợp
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự