Thứ Bảy, 28/12/2024 08:32 (GMT+7)

Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

(SKTE)- Ngày 27/12, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo góp ý về mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá và tăng diện tích in cảnh báo trên bao bì thuốc lá.
Ảnh đại diện tin bài

Tài nguyên biển : Bước phát triển mới trong điều trị ung thưHỗ trợ người khiếm thính tiếp cận các dịch vụ y tế​Viêm tai giữa: Căn bệnh ngầm ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe của trẻ em

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Nghị định 77/2013/NĐ-CP và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có hơn một thập kỷ triển khai tại Việt Nam, đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập cần được khắc phục. Bộ Y tế đã chủ động làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để thực hiện đồng bộ các quy định, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao hiệu quả của pháp luật trong bối cảnh mới.

Một trong những vấn đề lớn đặt ra hiện nay là tình trạng hút thuốc tại các quán bar, karaoke, vũ trường, nhà hàng và quán ăn. Mặc dù đã có quy định yêu cầu cấm hút thuốc ở những nơi này nhưng thực tế có nhiều cơ sở vẫn cho phép hút thuốc hoặc bố trí khu vực hút thuốc không đúng quy định. Ngoài ra, nhiều nơi thiếu biển báo cấm hút thuốc hoặc biển báo có kích thước và vị trí không hợp lý, làm giảm hiệu quả trong việc nhắc nhở người dân về việc tuân thủ luật.

Đặc biệt, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm tại các bến tàu, nhà ga, các địa điểm công cộng khác còn hạn chế do thiếu nhân lực và phương tiện giám sát. Nhiều cơ sở còn hiểu sai quy định về việc bố trí khu vực hút thuốc trong nhà, dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định này. Điều này cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 77/2013/NĐ-CP để đảm bảo các quy định được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Về việc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, Thông tư số 05/2013/TTLT-BYT-BCT cũng quy định diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá, mẫu phải được thay đổi định kỳ 2 năm/lần.

Theo bà Hoàng Thị Thu Hương, chuyên viên Vụ Pháp chế, nội dung và hình ảnh cảnh báo đã không thay đổi trong suốt 10 năm qua, dẫn đến giảm hiệu quả trong việc cảnh báo người dân về tác hại của thuốc lá. Việc thay đổi diện tích in cảnh báo, cũng như thay đổi mẫu cảnh báo định kỳ sẽ giúp tăng cường hiệu quả tuyên truyền và nhắc nhở người dân về những nguy cơ sức khỏe do thuốc lá gây ra. Ngoài ra, thuốc lá nhập lậu hiện không có cảnh báo hình ảnh, gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý và giảm hiệu quả của các chiến dịch tuyên truyền.

Ảnh minh hoạ. 

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Y tế đưa ra một số đề xuất quan trọng nhằm cập nhật các quy định và chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá. Một trong những đề xuất nổi bật là mở rộng diện tích cấm hút thuốc, chuyển đổi dần từ việc bố trí khu vực hút thuốc trong nhà sang cấm hoàn toàn tại các địa điểm công cộng, thí điểm tổ chức khu vực hút thuốc ngoài trời tại các sân bay, nhà ga và khách sạn.

Bộ Y tế cũng đề xuất thay đổi diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, từ mức yêu cầu hiện tại là 50% diện tích bao bì lên ít nhất 75%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo báo cáo về nạn dịch thuốc lá của Tổ chức Y thế giới (WHO) năm 2023, hiện có 74 quốc gia áp dụng môi trường không khói thuốc 100%, bảo vệ 2,1 tỷ người khỏi phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động.

Chia sẻ kinh nghiệm của Bắc Kinh (Trung Quốc), nơi đã triển khai chính sách 100% không khói thuốc, Thạc sĩ Lê Thị Thu, Cố vấn cao cấp Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá cho hay, chính sách này đã bảo vệ được 237 triệu người dân, tương đương 16,8% tổng dân số Bắc Kinh. Đặc biệt, Bắc Kinh đã triển khai ứng dụng điện thoại thông minh để người dân có thể phản ánh tình trạng vi phạm, đồng thời sử dụng mạng lưới 15.000 tình nguyện viên để kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng quy định.

Mục tiêu chính của việc sửa đổi Nghị định 77/2013/NĐ-CP là giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, đạt hiệu quả của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá. Việc tăng diện tích cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá cũng nhằm giảm tỷ lệ phơi nhiễm với thuốc lá và ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt trong các khu vực trong nhà.

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm công cộng. Việc tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng là một trong những biện pháp quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. Bộ Y tế cũng tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và bảo vệ sức khỏe người dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá./.

PV
Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt
Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt

(SKTE) - Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Theo đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị, đối với các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mùa mưa bão, lũ lụt và ngập úng...

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam
Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

(SKTE) - Sáng 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập bệnh viện (19/7/1955 - 19/7/2025) - đây là một dấu mốc quan trọng, thể hiện truyền thống vẻ vang, tri ân quá khứ, khẳng định giá trị hiện tại và lan tỏa sứ mệnh: vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú
Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú

(SKTE) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT, quy định chi tiết về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, quy định chi tiết: 252 bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày. Thông tư này, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030
Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Lãnh đạo Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025–2030. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023: Từ ngày 1/1/2027, Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ tổ chức đánh giá năng lực đối với chức danh bác sĩ. Lộ trình mở rộng đánh giá tiếp tục áp dụng cho các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh (từ 1/1/2028) và kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng (từ 1/1/2029). Việc này do Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức, theo mô hình đánh giá độc lập, khách quan.

Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé
Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé

(SKTE) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị thu hồi toàn bộ sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé sau khi phát hiện đây là hàng giả, không đạt hàm lượng công bố và đã bị khởi tố vụ án. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự (theo khoản 1 Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015), đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngon Hải Bé, để làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Bộ Y tế Xử lý nghiêm ở mức cao nhất đối với thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Bộ Y tế: Xử lý nghiêm ở mức cao nhất đối với thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(SKTE) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, 3 vụ việc nổi bật gần đây liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng giả tại Thanh Hóa, vụ kẹo Kera của Hằng Du Mục và mỹ phẩm giả tại Đồng Nai, đều do Bộ Y tế phát hiện, phối hợp với Bộ Công an để điều tra, xử lý. Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: "Quan điểm của Bộ Y tế là đối với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân như: thuốc, thực phẩm chức năng, có dấu hiệu vi phạm, làm giả thì cần xử lý nghiêm ở mức cao nhất".

Bộ Y tế Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng, nguyên liệu làm thuốc
Bộ Y tế: Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng, nguyên liệu làm thuốc

(SKTE) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu: Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng và việc sử dụng nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo nguyên liệu đưa vào sản xuất đúng mục đích, đúng nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất theo hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự