Thứ Năm, 03/07/2025 15:19 (GMT+7)

Bộ Y tế đề xuất 'siết' cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm

Nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất nhiều điểm mới như quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, trách nhiệm các bên tham gia quảng cáo... Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, phải kiểm soát nội dung quảng cáo...
Ảnh đại diện tin bài

Bộ Y tế đề xuất tăng cường kiểm tra, giám sát cả doanh nghiệp phát hành quảng cáo, người chuyển tải quảng cáo, người có ảnh hưởng (KOLs), đồng thời công khai mối quan hệ giữa người quảng cáo và đơn vị tài trợ.

Trong văn bản gửi thông báo nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Các hội, hiệp hội, viện, tổ chức có liên quan do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, Bộ Y tế cho biết những vụ việc như sản phẩm kẹo rau củ Kera quảng cáo sai công dụng, hay việc sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả, thực phẩm chức năng giả quy mô lớn gây bức xúc dư luận.

Do đó, Bộ Y tế đã có văn bản số 2921/BYT-ATTP ngày 15/5/2025 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 15/5/2025 về những nội dung đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm, quảng cáo, hậu kiểm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý hiện nay.

Bộ Y tế đã tham khảo kinh nghiệm quản lý của các nước Mỹ, Nhật, Úc, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc…, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm, quảng cáo, hậu kiểm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý trong tình hình mới. 

Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, phải kiểm soát nội dung quảng cáo

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 15, doanh nghiệp có quyền tự công bố và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về sản phẩm, cơ quan quản lý chỉ hậu kiểm rất hạn chế. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp doanh nghiệp tùy tiện xếp loại sản phẩm, phóng đại công dụng nhưng vẫn được lưu thông.

Dự thảo mới, Bộ Y tế đề xuất cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố phải cho ý kiến, đăng tải công khai, xây dựng kế hoạch hậu kiểm và tiến hành lấy mẫu giám sát nếu phát hiện vi phạm. Quy định này được kỳ vọng sẽ giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng và tính minh bạch của sản phẩm ngay từ đầu.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15 quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, triển khai kế hoạch hậu kiểm hồ sơ.

Nếu phát hiện vi phạm sẽ tiến hành lấy mẫu giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm.

Lý do, thực phẩm bổ sung (một phân nhóm trong thực phẩm chức năng) chưa được nêu rõ trong Nghị định số 15 không được quy định trong các nhóm thực phẩm phải đăng ký bản công bố, thực phẩm bổ sung thuộc nhóm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn và được tự công bố.

Điều này dẫn đến tình trạng tổ chức, cá nhân công bố sai nhóm sản phẩm, rất nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe tự xác định thành thực phẩm bổ sung và tự công bố.

Ngoài ra do không phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan có thẩm quyền nên xảy ra tình trạng doanh nghiệp phóng đại tính năng, công dụng sản phẩm.

Ngoài ra, cũng tại Nghị định 15 hiện đang xếp thực phẩm bổ sung vào nhóm thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn và cho phép tự công bố, không yêu cầu đăng ký công bố sản phẩm. Đây là kẽ hở để nhiều doanh nghiệp lợi dụng, tự khai sai nhóm sản phẩm hoặc biến thực phẩm bảo vệ sức khỏe thành thực phẩm bổ sung để né kiểm tra quảng cáo.

Dự thảo sửa đổi lần này quy định rõ thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, đồng thời phải được kiểm soát nội dung quảng cáo, công dụng nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Đề xuất một số nhóm thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ trên 36 tháng tuổi, trên cơ sở tham khảo mô hình quản lý củamột số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ..., Bộ Y tế đề xuất quy định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông.

Đồng thời, các cơ sở sản xuất nhóm thực phẩm đặc biệt này phải đạt chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, ISO 22000 hoặc tương đương, thay vì chỉ cần điều kiện an toàn thông thường như trước.

Điều này giúp bảo đảm chất lượng và an toàn ở mức cao hơn, tương tự các nước phát triển như Liên minh châu Âu và một số nước. Cùng đó nhằm kiểm soát việc phối hợp thành phần, các chỉ tiêu an toàn và chất lượng sản phẩm, tính năng, công dụng sản phẩm từ khi nghiên cứu phát triển sản phẩm đến khi đăng ký trước khi lưu thông trên thị trường.

Lý do, Nghị định số 15/2018 quy định doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố. Do đó thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố đơn giản hóa nhằm nêu cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật. 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để sử dụng nhiều thành phần không có tính năng, công dụng trong một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chỉ nhằm mục đích để quảng cáo sản phẩm mà chưa quan tâm đến an toàn, chất lượng, thực chất công dụng của sản phẩm. 

quảng

Tăng cường hậu kiểm, đề xuất quy định cụ thể các trường hợp được miễn kiểm tra

Đáng chú ý, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định cũng quy định tổ chức, cá nhân phải công bố các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm áp dụng theo quy định.

Lý do là nghị định 15 quy định phiếu kiểm nghiệm trong hồ sơ đăng ký bản công bố chỉ phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn mà không phải kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng, không tuân thủ về chất lượng sản phẩm như hồ sơ công bố. 

Ngoài việc siết chặt hồ sơ tự công bố, công bố sản phẩm, Bộ Y tế cũng đề xuất các quy định tăng cường hậu kiểm. Theo đó, hiện nay công tác hậu kiểm trong nghị định cũ chưa quy định rõ ràng kế hoạch, tần suất hay nội dung hậu kiểm.

Dự thảo mới đã bổ sung cụ thể yêu cầu lập kế hoạch, hậu kiểm định kỳ, hậu kiểm đột xuất; tăng quyền cho cơ sở kiểm nghiệm chủ động lấy mẫu giám sát; đồng thời yêu cầu kết nối dữ liệu giữa Bộ Y tế, các bộ ngành khác và chính quyền địa phương qua Cổng dịch vụ công quốc gia, để quản lý xuyên suốt từ trung ương tới địa phương.

Một điểm mới quan trọng khác là quy định đối với các sản phẩm, nguyên liệu thực phẩm vốn sản xuất để xuất khẩu nhưng sau đó chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Nghị định 15 chưa có quy định riêng cho trường hợp này, dẫn đến sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn trong nước nhưng vẫn được bán, gây rủi ro lớn về an toàn. Dự thảo bổ sung yêu cầu kiểm soát chặt hơn các điều kiện tiêu thụ nội địa để tránh tình trạng "lọt lưới".

Trước đây, các phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (như kiểm tra hồ sơ, cảm quan, lấy mẫu) chưa quy định rõ ràng, dẫn đến thực thi không đồng đều.

Bộ Y tế đề xuất quy định cụ thể các trường hợp được miễn kiểm tra, các trường hợp phải kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan hoặc bắt buộc lấy mẫu, nhằm thống nhất quản lý và kiểm soát tốt nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng như sản phẩm hoàn thiện.

Ngoài ra, các quảng cáo thực phẩm trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử rất khó quản lý. Nghị định 15 cũng chưa dự liệu đầy đủ. Trong dự thảo Nghị định này, Bộ Y tế đề xuất yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát cả doanh nghiệp phát hành quảng cáo, người chuyển tải quảng cáo, người có ảnh hưởng (KOLs), đồng thời công khai mối quan hệ giữa người quảng cáo và đơn vị tài trợ.

Bên cạnh đó sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo thực phẩm để tránh gây hiểu lầm...

PV (theo suckhoedoisong.vn)
Hà Nội Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế

(SKTE) - Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã đến giám sát, kiểm tra công tác tiêm chủng thường xuyên và các hoạt động chuyên môn, trong quy trình tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các điểm cơ sở, trạm y tế một số địa bàn xã, phường. Thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Y tế sớm điều chỉnh phần mềm thống kê bệnh truyền nhiễm (theo Thông tư 54), để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng; tiếp tục duy trì các điểm trạm như hiện nay giúp việc đưa trẻ đi tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm thuận lợi, dễ dàng hơn.

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao

(SKTE)- Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 135 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Tuy số ca mắc mới giảm 4 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 139 ca), nhưng con số vẫn còn cao.

Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh
Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh

Đang chờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người phụ nữ dân tộc Tày (trú ở Bắc Kạn) bị lừa mất 5 triệu để 'khám nhanh'. Cán bộ y tế đã vận động quyên góp, hỗ trợ chị gần 8 triệu đồng.

Tp Hồ Chí Minh Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn
Tp Hồ Chí Minh: Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn

Dù mới đầu mùa, số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng đã tăng, năm nay có thể là chu kỳ bùng phát tiếp theo, khi mùa mưa đến sớm và mưa rải rác kéo dài, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sản. Các bệnh viện nhi tại TPHCM ghi nhận số lượng ca SXH tăng nhanh trong những tuần đầu mùa mưa. Không ít trẻ phải hồi sức tích cực vì nhập viện muộn, sốc nặng, tổn thương đa cơ quan.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự