Thứ Năm, 06/02/2025 10:03 (GMT+7)

Cảnh báo cúm mùa, nguy cơ tử vong nếu chủ quan

(SKTE) - Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, hiện là thời điểm các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm mùa (cúm A và cúm B). Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, không đi khám sớm. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị khó khăn.
Ảnh đại diện tin bài

Những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở người bị bệnh cúm.

Theo cảnh báo từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân bị biến chứng nặng do cúm A điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cúm mùa là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Cúm từng gây ra những trận đại dịch tàn khốc trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.

Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm chính là viêm phổi. Virus cúm liên tục biến đổi, vì vậy tiêm vắc xin được cho là biện pháp dự phòng tốt nhất.

Nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng do cúm mùa

Mới đây Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã liên tiếp nhận các trường hợp mắc cúm mùa trong tình trạng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Bệnh nhân L.V.T, 58 tuổi (Tuyên Quang) bị tăng huyết áp nhẹ nhưng không duy trì việc dùng thuốc đều đặn, có tiền sử hút thuốc hàng chục năm. Khoảng ba tuần trước khi nhập viện, ông T. xuất hiện các triệu chứng ho, sốt và khó thở nên tự điều trị tại nhà trong suốt một tuần nhưng tình trạng không cải thiện.

Kết quả xét nghiệm tại cơ sở y tế cho thấy ông T. mắc cúm A. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng khó thở trầm trọng, suy hô hấp nặng và phải đặt ống nội khí quản. Sau bốn ngày bệnh nhân hết sốt. Nhưng ba ngày gần đây, sốt cao đã tái phát, xét nghiệm dịch phế quản phát hiện vi khuẩn, khiến bệnh diễn tiến nhanh chóng và sốc nhiễm trùng.

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương chăm sóc bệnh nhân cúm A nặng

Tình trạng suy hô hấp không cải thiện, bác sĩ chỉ định đặt ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) mới giúp các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân T. tạm thời ổn định nhưng tình trạng sốc và nhiễm trùng nặng vẫn cần theo dõi chặt chẽ.

Một trường hợp khác là ông T.V., 62 tuổi (Quảng Ninh) có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 7 năm nhưng việc kiểm soát bệnh lý không tốt. Bệnh nhân ít đi khám định kỳ, không theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Chỉ trong một năm qua, bệnh nhân đã phải nhập viện khoảng 5 lần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại cơ sở y tế 2 ngày, nhưng tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn, buộc phải đặt ống nội khí quản. Sau khi có kết quả xét nghiệm cúm A dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Cần thiết phát hiện và điều trị sớm

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), bệnh nhân trong tình trạng đã đặt ống nội khí quản do suy hô hấp nặng. Sau 2 tuần điều trị, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải duy trì đặt ống nội khí quản và ăn qua sonde dạ dày do không thể tự ăn.

Bác sĩ Võ Đức Linh, Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết cúm A ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì thế người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để điều chỉnh thuốc phù hợp.

Theo Th.s bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): “Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng và thậm chí tử vong.

Với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng”.

PV (T/h)
Cảnh báo tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo nổ
Cảnh báo tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo nổ

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh tự tìm hiểu trên internet, mạng xã hội để mua bán, chế tạo pháo nổ. Tình trạng này đang diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân và gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư, mua bán đồng tiền ảo Pi Network
Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư, mua bán đồng tiền ảo Pi Network

Ngày 1/3, Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Điển hình như, ngày 20/2, sau khi đồng Pi được niêm yết giao dịch trên một số sàn tiền ảo như: OKX, MEXC, GATE, BITGET, ONUS gây ra tâm lý phấn khích của cộng đồng những người “đào” đồng tiền ảo Pi, kỳ vọng về việc mức giá sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, gây sức hút đối với những người mới chưa biết đến đồng tiền ảo Pi.

Những người có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa
Những người có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

“Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch” - Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Vì thế, trong mùa cúm, bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến chế độ uống thuốc, sinh hoạt và ăn uống.

Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự