Chủ Nhật, 02/02/2025 17:01 (GMT+7)

Chăm sóc sức khỏe tim mạch ngày Tết

(SKTE) Chế độ ăn uống không hợp lý và lối sinh hoạt không lành mạnh ngày Tết Nguyên đán có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt với bệnh nhân tim mạch.
Ảnh đại diện tin bài

Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng AI trong siêu âm tim7 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, số lượng tử vong nghi do tai nạn giao thông là 123 người3 cách đánh bay mệt mỏi do uống rượu ngày Tết5 dấu hiệu cần đi viện cấp cứu ngay, không chờ đợi qua TếtGần 11.700 công dân nhí tuổi Rắn chào đời trong 5 ngày Tết Ất Tỵ

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch:

Các lưu ý chung:

Tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn.

-Chế độ ăn uống: Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa (thịt mỡ, đồ chiên xào), đường (bánh kẹo ngọt), và muối (dưa muối, mắm).

Tránh bia rượu: Không nên uống rượu bia quá mức vì có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.

Tránh các trạng thái cảm xúc mạnh: Quá vui, quá buồn….

-Hoạt động thể lực: Không nên hoạt động gắng sức quá mức (leo núi, khiêng đồ nặng). Nên duy trì tập luyện nhẹ nhàng, đi bộ, yoga.

-Theo dõi triệu chứng: Nếu có dấu hiệu mệt mỏi, phù chân, khó thở tăng, cần đi khám ngay.

-Tái khám: Sắp xếp lịch tái khám trước hoặc ngay sau Tết để đảm bảo điều trị không bị gián đoạn.

-Giữ tinh thần thoải mái: Tránh lo âu, căng thẳng quá mức vì có thể làm tăng huyết áp hoặc tái phát triệu chứng.

-Cảnh giác thời tiết: Mặc ấm khi trời lạnh, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Các lưu ý đặc thù cho bệnh nhân tim mạch:

 Ảnh minh hoạ

 

-Hạn chế muối: Tránh các món ăn mặn như dưa muối, củ kiệu, bánh chưng, bánh tét vì có thể gây giữ nước, tăng gánh nặng cho tim.

-Chú ý lượng nước uống: Đảm bảo lượng nước sử dụng vừa đủ, không quá nhiều có thể gây khó thở và phù, nhưng nếu quá ít có thể gây suy thận hoặc tụt huyết áp. Theo dõi cân nặng hàng ngày, nếu tăng > 2kg trong 2-3 ngày, cần thông báo cho bác sĩ.

-Với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu: Hạn chế thức ăn giàu vitamin K (rau cải xanh, bông cải xanh) vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông.

-Tránh té ngã: Bệnh nhân tim mạch thường đang được kê đơn thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu, nên nguy cơ chảy máu cao hơn bình thường do đó cần tránh các hoạt động có nguy cơ chấn thương vì có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Khi nào bệnh nhân cần vào viện ngay?

Đau ngực dữ dội, khó thở nặng.

Tim đập nhanh, loạn nhịp, hoặc cảm giác như ngất.

Phù chân, bụng to nhanh bất thường.

Huyết áp quá cao hoặc quá thấp

Triệu chứng không cải thiện khi dùng thuốc.

Những thực phẩm người bệnh tim mạch nên ăn

-Các loại trái cây như: Chuối, cam, quýt, dưa hấu, dưa lưới, lựu, dâu tây,... rất tốt cho tim mạch. Chuối cùng nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp kiểm soát huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, các loại trái cây này còn chứa chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.

-Các loại đậu và hạt: Đậu Hà Lan, đậu xanh, hạnh nhân, óc chó... đặc biệt là hạnh nhân đều có khả năng giảm thiểu hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong cơ thể. Mặt khác, chúng còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho tim cũng như sức khỏe tổng thể như protein, vitamin, chất xơ, đặc biệt là axit béo bão hòa omega-3 giúp điều hòa hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.

-Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, diêm mạch, gạo lứt, ngô, kê,... là nguồn cung cấp chất xơ tan tốt, các loại vitamin nhóm B, sắt, axit folic, selen, kali và magie vừa có tác dụng làm đẹp, vừa giúp điều hòa cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.

-Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại rau họ cải (bông cải, bó xôi,...) sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. 

-Cá là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega-3. Axit béo omega-3 có tác dụng làm giảm triglyceride máu, cải thiện chức năng động mạch và giảm huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn 2-3 lần cá/tuần, như: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,…

KT
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân

Trẻ em hiện nay thường “lười” tập thể dục do “nghiện” ti vi, điện thoại, thiếu không gian vui chơi... Do đó, phụ huynh có thể tìm các bài tập thể dục đơn giản dễ tập ngay tại nhà, phù hợp cả với các gia đình có diện tích nhà nhỏ hẹp để khuyến khích trẻ vận động.

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Số ca viêm loét dạ dày ở người trẻ tăng cao
Số ca viêm loét dạ dày ở người trẻ tăng cao

(SKTE) - Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Đặc biệt, căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gia tăng ở trẻ em, với số ca bệnh ngày càng tăng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự