Thứ Bảy, 01/02/2025 09:08 (GMT+7)

3 cách đánh bay mệt mỏi do uống rượu ngày Tết

Sau khi uống rượu bia trong dịp Tết Nguyên đán, bạn chỉ cần dùng một số thực phẩm đơn giản có sẵn tại nhà giúp giải rượu, không phải sử dụng thuốc.
Ảnh đại diện tin bài

Tình trạng uống rượu quá chén trong dịp Tết Nguyên đán khá phổ biến.

5 dấu hiệu cần đi viện cấp cứu ngay, không chờ đợi qua TếtNhững điều kiêng kỵ cần tránh những ngày đầu năm mới

Cả gia đình tôi thường xuyên ăn uống, tiếp khách từ trước Tết. Tới mùng 2 Tết, mọi người đều mệt mỏi vì uống nhiều rượu. Xin bác sĩ hướng dẫn có thể sử dụng những cách giải rượu nào hiệu quả, không sử dụng thuốc? (Lê Hằng - TPHCM).

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược TPHCM tư vấn:

Tình trạng uống rượu quá chén trong dịp Tết Nguyên đán khá phổ biến. Việc sử dụng các mẹo giải rượu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm mệt mỏi, đau đầu.

Một người uống quá nhiều sẽ có triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, giảm chú ý, dễ lo lắng, xúc động, buồn ngủ, da nóng đỏ hoặc tái nhợt, hơi thở nặng mùi cồn, nhịp tim nhanh, đau mỏi toàn thân, nôn ói. Một số người có dấu hiệu tiết đờm dãi, rối loạn hành vi hoặc sợ ánh sáng, gió.

Các dấu hiệu say thường tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi, không cần biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, có những người đào thải cồn chậm hơn, sau say sẽ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách đánh tan nhanh cơn say, nhanh tỉnh táo hơn.

Thứ nhất, dùng trái cây an toàn, dễ thực hiện. Bạn có thể dùng một quả chanh tươi vắt lấy nước uống hoặc thái mỏng pha vào nước nêm thêm muối.

Quả quýt là trái cây đầu bảng tốt cho người say rượu. Sau bữa nhậu, bạn nên ăn 2-3 quả hoặc ép nước uống.

Dưa hấu cũng là trái cây tốt giải cơn say. Bạn có thể ăn trực tiếp phần ruột đỏ.

Thứ hai, dùng rau má. Trước đây, người dân đã dùng rau má để giải nhiệt, giã rượu. Bạn có thể dùng 100g rau má tươi giã nhỏ vắt lấy nước, cho thêm muối, vắt chanh uống. Mỗi lần nên uống khoảng 200-300ml.

Thứ ba, ăn cháo trắng - đây là món dễ làm, thanh đạm. Món ăn này giúp bạn giảm tình trạng khát nước khi say, cân bằng điện giải. Tinh bột trong cháo giúp bạn nhanh phục hồi hơn. Bạn có thể thêm gia vị như muối, hành.

Ngoài cháo gạo trắng, bạn có thể nấu cháo đỗ xanh, cháo trứng gà tùy vào sở thích ăn uống của mỗi người. Nên ăn khi cháo còn ấm nóng.

Người say rượu cần nhớ các lưu ý sau:

- Uống nhiều nước: Rượu khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước. Uống nước giúp cơ thể giữ nước và giảm triệu chứng khô miệng, đau đầu và mệt mỏi.

- Ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi và ngủ sâu là biện pháp giúp khôi phục cơ thể và giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu của say rượu.

- Ăn uống đầy đủ: Rượu khiến lượng đường trong máu giảm vì vậy những người sử dụng rượu cần ăn uống đủ để phòng tránh biến chứng hạ đường huyết. Ăn nhẹ và dễ tiêu hóa giúp cung cấp năng lượng và giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, lớp thức ăn lót dạ dày này còn bảo vệ niêm mạc, tránh kích ứng và giảm tốc độ hấp thu rượu vào cơ thể.

Trong trường hợp người uống thấy mệt mỏi kéo dài, khó thở hoặc rối loạn nhịp thở, da, môi nhợt nhạt, ý thức lơ mơ hoặc hôn mê, gọi hỏi không trả lời đúng, co giật, động kinh, nôn ói nhiều lần, nhìn mờ cần đến ngay bệnh viện để loại trừ nguy cơ ngộ độ cồn công nghiệp methanol và các bệnh lý khác.

Những người đang sử dụng thuốc aspirin không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh.

Theo vietnamnet.vn/
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào
Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào?

(SKTE) - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự