Thứ Năm, 12/12/2024 10:59 (GMT+7)

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

Chăm sóc sức khỏe trẻ em là một phạm trù rộng, bao gồm chăm sóc về dinh dưỡng, phòng ngừa và điều trị bệnh, hỗ trợ phát triển thế chất và nhiều vấn đề khác. Chăm sóc sức khỏe trẻ em tưởng chừng như đơn giản nhưng lại bao gồm rất nhiều vấn đề mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm.
Ảnh đại diện tin bài

Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi từ 25/12Thai phụ nguy kịch vì nhiễm cúm A

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em rất quan trọng, việc này không chỉ giúp bác sĩ và cha mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của con mà còn sớm kịp thời phát hiện bệnh lý, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. Vì thế, mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.

Đây là điều quan trọng nhất, bởi chỉ khi trẻ có sức khỏe, trẻ mới có thể phát triển tốt về cảm xúc, trí tuệ. Có thể nói, sức khỏe là nền tảng cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ cần bắt đầu ngay từ khi trẻ chào đời.

Khi chăm sóc sức khỏe trẻ em, cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:

Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp từng lứa tuổi

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ những bữa ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất và cân bằng dinh dưỡng. Sự thiếu hụt dinh dưỡng trong bữa ăn có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Ngủ đủ giấc và có những giấc ngủ chất lượng

Giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Giấc ngủ ban đêm là thời gian lượng hormone tăng trưởng được sản xuất ra nhiều nhất. Những giấc ngủ sâu cũng tốt cho trí nhớ và sự phát triển trí tuệ ở trẻ. 

Giờ đi ngủ lý tưởng sẽ khác nhau tùy từng độ tuổi. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ (12 - 16 giờ/ngày). Trẻ càng lớn, nhu cầu ngủ càng giống người trưởng thành (khoảng 8 - 10 giờ/ngày).

Khám chữa bệnh kịp thời, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ

Không thể tránh khỏi những lúc trẻ bị ốm bệnh. Khi đó, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Qua chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị hiệu quả. Cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn điều trị bệnh của bác sĩ, không tự ý bỏ ngang liệu trình dùng thuốc cũng như tự ý tăng, giảm lượng thuốc.

Ảnh minh hoạ. 

Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ

Chăm sóc sức khỏe trẻ em cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Trẻ cần được tắm gội sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh mắt, mũi, súc miệng hàng ngày. Riêng việc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cần được thực hiện nhiều lần trong ngày. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Kiểm soát việc dùng các thiết bị điện tử

Việc trẻ em dùng các thiết bị điện tử là không thể tránh khỏi trong xã hội hiện đại. Cha mẹ không thể cấm trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử một cách tuyệt đối nhưng cần kiểm soát chúng. Cha mẹ nên quy định rõ thời điểm và khoảng thời gian trẻ được tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại,… Cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều không những ảnh hưởng đến thị lực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ ở trẻ.

Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất

Không hoạt động thể chất cũng là nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em, và những lợi ích của việc tập thể dục trong việc duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt sẽ làm cho cha mẹ chắc chắn rằng con của họ phát triển sớm các thói quen tốt trong cuộc sống. Trong giai đoạn nhũ nhi và trẻ nhỏ, trẻ em nên được phép đi lại và khám phá môi trường an toàn dưới sự giám sát chặt chẽ. Chơi ngoài trời nên được khuyến khích từ giai đoạn nhũ nhi.

Khi trẻ lớn lên, việc chơi trở nên phức tạp hơn, trẻ thường xuyên chơi các môn điền kinh chính quy ở trường. Các bậc cha mẹ nên là những tấm gương tốt và khuyến khích chơi các trò chơi cả không chính thống và chính thống, luôn giữ các vấn đề an toàn và khuyến khích thái độ lành mạnh về thể thao và sự cạnh tranh. Tham gia thể thao và các hoạt động như hoạt động trong một gia đình giúp trẻ hoạt động thể thao và mang lại những lợi ích tâm lý và phát triển quan trọng. Sàng lọc trẻ em trước khi tham gia thể thao được khuyến cáo.

Các giới hạn về thời gian xem màn hình (ví dụ: tivi, trò chơi điện tử, điện thoại di động và các thiết bị cầm tay khác, và thời gian sử dụng máy tính phi giáo dục), có liên quan trực tiếp đến tình trạng lười vận động và béo phì, nên bắt đầu từ khi sinh ra và được duy trì trong suốt thời niên thiếu.

 

Thanh Huyền tổng hợp
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam