Thứ Năm, 12/12/2024 12:35 (GMT+7)

Chân tay miệng ở trẻ em: Bệnh lý đe doạ tính mạng cần được cha mẹ quan tâm

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc nhận biết sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng là vô cùng quan trọng.
Ảnh đại diện tin bài

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và có thể gây thành dịch. Các virus thường gặp gây bệnh là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh tay chân miệng gây tổn thương trên da và niêm mạc, với các vết phỏng nước thường xuất hiện ở các vị trí như miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, và thậm chí tử vong. Các biến chứng nghiêm trọng chủ yếu do virus EV71 gây ra.

Khi mắc bệnh, triệu chứng ban đầu ở trẻ có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Trẻ cảm giác khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng, hoặc cả hai.

Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng tương đối nhẹ. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng làm cho trẻ không uống nước được hoặc khi các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ chuyển biến xấu hơn sau vài ngày.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Do đó, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi các chỉ số như SpO2 (nồng độ oxy trong máu) và tình trạng mạch để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Trẻ cần được tái khám 1-2 lần trong vòng 8 ngày điều trị để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như giật mình, thở gắng sức, sốt cao không hạ, hoặc nôn ói nhiều, cần đưa trẻ đi tái khám ngay.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh dễ lây và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Do vậy, biện pháp chính vẫn là vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã lót, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), rửa sạch đồ chơi, sàn nhà bằng Cloramin B hoặc nước Javel, cách ly trẻ bệnh trong vòng 7 – 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.

Trên thực tế bệnh tay chân miệng thường gặp nhất với trẻ em ở môi trường nhà trẻ, mẫu giáo do trẻ còn nhỏ nên thường đưa tay vào miệng. Với thời tiết hiện nay và việc trẻ quay lại trường học sau kỳ nghỉ dịch kéo dài, cha mẹ, thầy cô cần hướng dẫn nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Cần rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau bề mặt tiếp xúc bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Thanh Huyền tổng hợp
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào
Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào?

(SKTE) - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự