Thứ Ba, 08/04/2025 14:08 (GMT+7)

Chạy thận nhân tạo nhiều năm, bệnh nhân suy thận có nguy cơ cao bị hẹp tắc tĩnh mạch

(SKTE) - Nhiều bệnh nhân suy thận phải tạo cầu nối AVF để chạy thận, lọc máu. Tuy nhiên sau nhiều năm, người bệnh có thể gặp một số biến chứng của cầu nối như: hẹp, phồng, giả phồng, nhiễm trùng, vỡ… cầu nối AVF.
Ảnh đại diện tin bài

Bệnh nhân suy thận, phải chạy nhiều năm có nguy cơ gặp biến chứng của việc lọc máu.

Thông tin mới nhất vụ xâm hại 7 trẻ em ở Đà LạtVụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Sự đổ vỡ hoàn toàn về mặt nhân tính

Thông tin từ Bệnh viện E cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận một số bệnh nhân suy thận bị hẹp cầu nối AVF và được các bác sĩ can thiệp kịp thời.

Theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam, Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, đây là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch được tạo ra nhờ phẫu thuật, giúp tạo ra một đường tiếp cận mạch máu có lưu lượng đủ lớn để đảm bảo hiệu quả lọc máu. Ưu điểm nổi bật của cầu nối AVF là độ bền cao, có thể sử dụng trong nhiều năm, ít nguy cơ nhiễm trùng, đông máu, hẹp hoặc tắc nghẽn. Nhờ đó, nó cung cấp lưu lượng và tốc độ máu ổn định, giúp quá trình chạy thận an toàn và hiệu quả hơn so với các phương pháp tiếp cận mạch máu khác.

Đó là bệnh nhân L.T.T (nữ, 36 tuổi, Yên Bái) bị suy thận mãn 4 năm, đã được tạo cầu nối AVF tại cánh tay trái. Trước 5 ngày nhập viện để chạy thận, chị xuất hiện sưng vùng cầu nối AVF, gây đau nhức và ảnh hưởng đến hiệu quả lọc máu. Chị đã khám tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, các bác sĩ phát hiện huyết khối gây tắc hoàn toàn tĩnh mạch cánh tay đầu bên trái lan vào tĩnh mạch dưới đòn. Hình ảnh cầu nối AVF động mạch quay – tĩnh mạch đầu bên phải, đoạn tĩnh mạch phía sau miệng nối xơ vữa vôi hóa, giãn 10x12mm. Người bệnh được chỉ định nong bóng tái thông dòng chảy.

Chạy thận nhân tạo nhiều năm, bệnh nhân suy thận có nguy cơ cao bị hẹp tắc tĩnh mạch

Tương tự, bệnh nhân M.T.D (nữ, 53 tuổi, Lào Cai) cũng đã chạy thận nhân tạo suốt 10 năm. 7 ngày trước khi nhập viện, chị bị sưng đau tay trái sau lọc máu, cơn đau lan ra lưng và hai chân. Điều trị 7 ngày không đỡ, chị D. được chuyển về Bệnh viện E. Siêu âm phát hiện cầu nối AVF bị hẹp tĩnh mạch, cần nong bóng tái thông.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam nhấn mạnh, cầu nối AVF đóng vai trò như "đường dẫn máu" đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ.

Tuy nhiên, trong quá trình lọc máu người bệnh có thể gặp một số biến chứng của cầu nối như: hẹp, phồng, giả phồng, nhiễm trùng, vỡ… cầu nối AVF. Hẹp đường về tĩnh mạch hiệu dụng cầu AVF rất thường gặp, gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và hiệu quả của quá trình lọc máu. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nhằm duy trì chức năng của cầu nối là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây hẹp cầu nối AVF có thể do: quá sản nội mạc, xơ hóa thành mạch, xơ vữa thành mạch, huyết khối bám thành. Khi tình trạng hẹp xảy ra, lưu lượng máu qua cầu nối giảm, làm suy giảm hiệu quả lọc máu, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và nguy cơ nhiễm độc do quá trình đào thải chất thải không được đảm bảo. Khi xảy ra tình trạng hẹp cầu nối AVF thì can thiệp là một phương pháp tiếp cận hiệu quả. Can thiệp nong bóng hoặc đặt stent giúp tái thông máu, duy trì độ bền của cầu nối, giám chi phí và hạn chế can thiệp phẫu thuật.

BSCKII Nguyễn Thế Huy – Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch cho hay, việc theo dõi và can thiệp sớm giúp duy trì chức năng cầu nối, đảm bảo hiệu quả lọc máu. Để xử lý tình trạng hẹp cầu nối AVF, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã áp dụng kỹ thuật can thiệp nong bóng tái thông mạch để điều trị. Đây là phương pháp can thiệp nội mạch xâm lấn tối thiểu, giúp tái thông dòng chảy bằng cách sử dụng bóng nong mạch hoặc đặt stent để mở rộng vị trí bị hẹp.

Kỹ thuật này giúp người bệnh duy trì liệu trình chạy thận ổn định, giảm thiểu nguy cơ phải tạo cầu nối mới, giúp họ có một cuộc sống chất lượng hơn và đem lại nhiều lợi ích như: giúp cải thiện lưu lượng máu ngay lập tức, đảm bảo quá trình lọc máu không bị gián đoạn; không cần phẫu thuật lớn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian hồi phục nhanh chóng; giúp kéo dài tuổi thọ của cầu nối, hạn chế việc phải tạo cầu nối mới; tránh các can thiệp phẫu thuật phức tạp, giảm thời gian nằm viện và gánh nặng tài chính cho người bệnh.

Các bác sĩ  khuyến cáo, đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối và có cầu nối AVF, cần được chăm sóc và theo dõi định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhằm duy trì quá trình lọc máu ổn định và hạn chế nguy cơ biến chứng. Người bệnh nên kiểm tra cầu nối hằng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, đau, giảm tiếng rung hoặc khó tiếp cận trong quá trình lọc máu; tránh mang vác nặng hoặc tạo áp lực lên tay có cầu nối để hạn chế nguy cơ tổn thương; giữ vệ sinh vùng cầu nối sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng; đồng thời tuân thủ lịch tái khám và kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo https://suckhoedoisong.vn
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 15 8 2025
Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 15/8/2025

(SKTE)- Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó theo một trong các hình thức sau đây: Căn cước hoặc căn cước công dân hoặc tài khoản định danh điện từ (VNeID) mức độ 2 đã tích hợp thông tin về thẻ bảo hiểm y tế;Thẻ bảo hiểm y tế bản điện tử hoặc bản giấy.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự