Thứ Sáu, 28/02/2025 10:31 (GMT+7)

Có nên nuốt mật cá sống để tẩm bổ?

(SKTE) - Nhiều người nói mật cá nhiều dinh dưỡng, tăng cường sinh lý, chữa bệnh, tăng miễn dịch, điều này có đúng không? (Hùng, 33 tuổi, Hà Nội).
Ảnh đại diện tin bài

Ngày 16-6, anh Lê Khánh Hòa (29 tuổi, trú tại thị xã Thái Hòa, Nghệ An) xác nhận nhóm của anh vừa câu được con cá trắm đen nặng 40,5 kg.

Trẻ 3 tuổi ăn nhầm thóc trộn thuốc diệt chuộtThúc đẩy quyền của trẻ em khuyết tật, tạo môi trường hòa nhập và bình đẳng

 

Trả lời:

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, protein, DHA... rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người quan niệm mật cá, đặc biệt mật cá sống có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể chữa một số loại bệnh.

Tuy nhiên, mật cá sống không phải là một lựa chọn an toàn để tẩm bổ. Mật cá trắm chứa độc tố có thể gây hại cho gan và thận. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một số loại cá như cá nóc có chứa độc tố là Tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan, không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy. Người ăn phải cá nóc có độc thường có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu cấp cứu chậm.

Bên cạnh đó, ruột, mật cá là bộ phận bẩn nhất, không tốt cho hệ tiêu hóa, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, giun sán...

Mọi người chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ. Không nên ăn lòng cá, mật cá. Nếu xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, vàng da, tiêu chảy..., nên đến bệnh viện khám sớm để kiểm tra.

 

 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự