Thứ Năm, 05/12/2024 09:02 (GMT+7)

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu 5 loại vitamin quan trọng

(SKTE)- Sự thiếu hụt các vitamin như D, A, C, B12 và folate có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau ở trẻ, bao gồm xương yếu, suy giảm thị lực, miễn dịch kém và chậm phát triển.
Ảnh đại diện tin bài


 
 

Thiếu hụt dưỡng chất quan trọng khiến trẻ dễ bị ốm, hệ miễn dịch kém hơn. Ảnh minh họa: Self.

 

Nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt rất quan trọng và cần thiết để kịp thời bổ sung và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với trẻ. Dưới đây là 5 loại vitamin cần thiết nhất và cách nhận biết khi nào con bạn có thể bị thiếu chúng.

Vitamin D: Cần thiết cho sức khỏe của xương

Theo India Times, vitamin D là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với sự tăng trưởng và hệ thống miễn dịch của con bạn. Nó cũng tạo điều kiện cho cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ canxi, giúp tăng cường xương chắc khỏe.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tình trạng thiếu vitamin D thường xảy ra ở trẻ em dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Bạn có thể nhận thấy con mình bị thiếu vitamin D khi trẻ có các dấu hiệu bao gồm đau xương và yếu cơ, hoặc thậm chí là tăng trưởng và phát triển kém. Nếu con bạn thường xuyên bị ốm hoặc dễ bị nhiễm trùng, đây cũng có thể là tín hiệu cho thấy trẻ có thể không nhận đủ vitamin D.

Các nguồn cung cấp lượng vitamin D tốt bao gồm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và các thực phẩm như sữa và trứng. Ngoài ra, chất bổ sung cũng là cách giúp trẻ nhận đủ lượng vitamin D.

Vitamin C: Tăng cường miễn dịch

Vitamin C là chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp chống nhiễm trùng và giúp chữa lành vết thương. Thiếu vitamin C có thể biểu hiện như chảy máu nướu răng, khô da hoặc vết thương chậm lành. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến bệnh scorbut, kèm theo đau khớp và thiếu năng lượng, thậm chí có thể buồn ngủ.

Các nguồn giàu vitamin C bao gồm cam, dâu tây và ớt chuông.

Vitamin B12: Tốt cho chức năng nhận thức

Vitamin B12 rất quan trọng cho sự phát triển trí não và sản xuất hồng cầu. Thiếu B12 dẫn đến thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, da nhợt nhạt hoặc thậm chí là các vấn đề về thần kinh. Những người ăn chay và trẻ em có chế độ ăn hạn chế có thể có nguy cơ thiếu B12 cao hơn.

Thực phẩm giàu vitamin B12 thường là nguồn thịt, sữa và ngũ cốc ăn sáng tăng cường.


Thieu vitamin o tre anh 1

Trẻ bị suy nhược, mệt mỏi, thiếu tập trung có thể là biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin B12. Ảnh minh họa:Onlymyhealth.

Vitamin A: Cho làn da và thị lực khỏe mạnh

Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với thị lực, làn da và chức năng miễn dịch khỏe mạnh. Sự thiếu hụt chất này có thể gây quáng gà, khô da và thậm chí nhiễm trùng tái phát. Nếu con bạn thường phàn nàn về việc khó nhìn trong ánh sáng mờ hoặc da khô, thô ráp, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin A.

Theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers, các biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu vitamin A bao gồm quáng gà, đốm bitot (đốm trắng trên giác mạc), chứng khô giác mạc và sẹo giác mạc. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây mù lòa ở trẻ em có thể phòng ngừa được.

Vitamin này được tìm thấy trong các loại thực phẩm chủ yếu như cà rốt, khoai lang và rau bina.

Folate: Giúp tế bào phát triển khỏe mạnh

Folate, hay vitamin B9, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tế bào khỏe mạnh. Thiếu folate có thể khiến trẻ tăng trưởng kém, mệt mỏi và khó chịu. Nó đặc biệt quan trọng trong thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng, chẳng hạn ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên.

Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy tình trạng thiếu folate có thể gây chậm phát triển và tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ em. Nếu con bạn có dấu hiệu thiếu năng lượng hoặc chậm tăng trưởng, đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt folate.

Các loại thực phẩm như rau xanh, đậu và ngũ cốc tăng cường là nguồn cung cấp folate tốt.

Trần Anh
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự