Thứ Năm, 05/12/2024 08:42 (GMT+7)

Dịch sởi ở các tỉnh phía Nam vẫn diễn biến phức tạp

(SKTE)- Ông Lương Chấn Quang, Phó trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024 chưa xảy ra tình trạng dịch chồng dịch. Các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine lại có xu hướng gia tăng, trong đó nổi bật là bệnh sởi với 16.000 ca mắc, 7 ca tử vong. Các bệnh khác như rubella (85 ca), ho gà (152 ca), viêm màng não mô cầu (10 ca), dại (23 ca tử vong) và cúm gia cầm (2 ca) cũng ghi nhận tăng.
Ảnh đại diện tin bài

Chiều 4/11, tại Hội nghị Bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam, PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, đặc biệt là rà soát và tiêm vaccine cho trẻ em chưa được chủng ngừa.

 

Chú thích ảnh
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị.

Hiện tại, số ca mắc sởi tại khu vực phía Nam vẫn tiếp tục tăng. Các tỉnh có số ca mắc tăng nhanh nhất là Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh (trên 200 ca/tuần) và Cà Mau (trên 100 ca). Các địa phương này đều đã hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ với tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên, cách đây 4 tuần, tỉ lệ tiêm không còn gia tăng.

   
 
 Theo bác sĩ Lương Chấn Quang, mô hình lây lan dịch chủ yếu diễn ra trong trường học, với 63 ổ dịch được ghi nhận, do vậy cần tiếp tục rà soát các trẻ chưa tiêm và triển khai tiêm bổ sung. Tuy nhiên, công tác rà soát còn gặp khó khăn vì thiếu danh sách chính xác các trẻ chưa tiêm và nhiều trạm y tế chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu.

Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ Lương Chấn Quang cho rằng cần đối chiếu danh sách tiêm phòng từ phiếu khám sàng lọc và phần mềm quản lý tiêm chủng để xác định các trẻ chưa được tiêm. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở y tế, trường học và chính quyền địa phương để đảm bảo tất cả trẻ em trong diện tiêm chủng được tiếp cận kịp thời với vaccine.

Về công tác điều trị, theo báo cáo của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, trong 24 giờ qua, bệnh viện khám cho 214 bệnh nhân bị bệnh sởi, trong đó chỉ định nhập viện với 30 bệnh nhân, cấp cứu 7 bệnh nhân. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, với lượng bệnh tăng như hiện nay, bệnh viện hơi quá tải nên đã mở rộng khu điều trị lên công suất 250 - 300 giường. Bệnh nhân sởi có lối đi riêng, đảm bảo chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Ông Nguyễn Vũ Thượng, Viện phó Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay, đối tượng dễ tiếp cận tiêm vaccine là đối tượng ít nguy cơ, trong khi đối tượng khó tiếp cận là những trẻ em di biến động dân cư, đây là đối tượng nguy cơ cao.

"Đây là bài toán mà chúng ta gặp ngay từ đầu dịch, ở các huyện và tỉnh cũng nhận thấy điều đó. Đó là lý do dù tỉ lệ tiêm vaccine bao phủ nhưng nhiều tuần ca mắc sởi vẫn tiếp tục tăng hoặc không thể giảm. Câu hỏi đặt ra, phải chăng tỉ lệ bao phủ vaccine này chưa bao gồm các đối tượng khó tiếp cận?", ông Nguyễn Vũ Thượng đặt vấn đề.

Theo ông Thượng, ngoài chiến dịch tiêm sởi hiện tại, cần có các chiến dịch tiếp cận hiệu quả đối với các nhóm trẻ em khó tiếp cận vaccine. Chỉ khi giải quyết được vấn đề này, dịch bệnh mới có thể được kiềm chế, nếu không số ca mắc sởi sẽ vẫn tiếp tục gia tăng.

Vì vậy, các địa phương cần chủ động hơn trong công tác truyền thông về tiêm chủng, đặc biệt là ưu tiên cho các nhóm đối tượng và vùng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, qua các xét nghiệm, hầu hết trẻ em bị sốt phát ban đều có kết quả dương tính với sởi. Vì vậy, những trường hợp này cần được xử lý ngay như trường hợp mắc sởi, ngay từ khi có dấu hiệu mà không cần phải chờ kết quả xét nghiệm. Điều này rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

PV
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự