Thứ Ba, 13/05/2025 07:26 (GMT+7)

Điều dưỡng bệnh viện kiệt sức

(SKTE) - Kết quả nghiên cứu được tiến hành năm 2024 vừa được Bệnh viện Việt Đức công bố nhân Ngày quốc tế điều dưỡng, 12/5, lvới 300 điều dưỡng của khối lâm sàng cho thấy 44% điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bị kiệt sức từ mức trung bình tới cao do áp lực công việc và thời gian làm việc kéo dài, trực đêm.
Ảnh đại diện tin bài

Điều dưỡng và bác sĩ cùng tham gia trong mô hình chăm sóc người bệnh theo đội tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh

Kết quả nghiên cứu cho thấy 44% điều dưỡng có mức độ kiệt sức nghề nghiệp từ trung bình tới cao. Thời gian làm việc trên 8 tiếng/ngày làm tăng nguy cơ lên 3,2 lần và vai trò trụ cột gia đình làm tăng nguy cơ lên 1,76 lần.

72,7% điều dưỡng được điều tra là nữ. Theo đánh giá, điều dưỡng nữ thường có mức độ kiệt sức cao hơn nam bởi áp lực công việc và vai trò gia đình. Trong ca trực, họ cũng phải làm nhiều công việc chăm sóc bệnh nhân hơn đồng nghiệp nam. Tính chất công việc chăm sóc người bệnh không kể ngày đêm nên đa phần nhân viên y tế phải trực đêm. Có 80% điều dưỡng phải trực đêm thường xuyên.

Tình trạng của điều dưỡng Bệnh viện Việt Đức tương đương với đồng nghiệp tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM, tỷ lệ 41,3% vào năm 2022, theo báo cáo trên.

Kiệt sức nghề nghiệp là trạng thái suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần khi các biện pháp đối phó không hiệu quả trong công việc. Nó là kết quả của quá trình phơi nhiễm kéo dài với căng thẳng liên quan đến công việc, làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân.

Theo nhóm nghiên cứu, căng thẳng trong công việc của điều dưỡng bệnh viện bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau ở cấp độ cá nhân và tổ chức, bao gồm cả năng lực chuyên môn. Họ còn gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần, tăng ý định luân chuyển, chưa kể áp lực về thu nhập.

Ông Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh cho biết đội ngũ điều dưỡng luôn có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá: "Điều dưỡng là bộ phận sống còn của hệ thống y tế".

Người điều dưỡng góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc, điều trị thành công cho người bệnh (NB). Với nhiệm vụ chính là tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe về cả thể chất và tinh thần NB, điều dưỡng là người có thời gian tiếp xúc nhiều nhất với NB, người nhà NB, qua đó nắm bắt được sự chuyển biến về sức khỏe, hơn nữa là tâm tư, nguyện vọng của NB... Có thể nói điều dưỡng giữ vai trò rất quan trọng, không thể thiếu tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong việc mang lại sự hài lòng cho NB.

Tại Việt Nam, điều dưỡng chiếm 60-70% nhân lực tại các cơ sở y tế và là lực lượng gắn bó thường xuyên nhất với người bệnh suốt quá trình điều trị. Theo Bộ Y tế, với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam cần khoảng 260.000 điều dưỡng, nhưng hiện tại mới chỉ có 150.000, dẫn đến thiếu hụt nhân lực.

"Đội ngũ điều dưỡng cần được nâng cao năng lực chuyên môn, được cải thiện và đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân và nhu cầu hội nhập quốc tế", ông Dương kiến nghị.

Ngày 12/5 hàng năm được chọn là Ngày điều dưỡng quốc tế nhằm tôn vinh những đóng góp không thể thay thế của đội ngũ này.

 

PV
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng tại Việt Nam Từ tôn vinh đến thúc đẩy cơ chế, chính sách nghề nghiệp
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng tại Việt Nam: Từ tôn vinh đến thúc đẩy cơ chế, chính sách nghề nghiệp

Tôn vinh điều dưỡng nhân Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5) hàng năm không chỉ là sự ghi nhận những đóng góp thầm lặng nhưng không thể thay thế của điều dưỡng, lực lượng chiếm hơn một nửa nhân lực y tế toàn cầu, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy cải cách chính sách và chuyên nghiệp hóa hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Hãy cẩn trọng với các loại sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Hãy cẩn trọng với các loại sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

(SKTE) - Từ nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm sữa 'xách tay' hiện được rao bán rộng rãi trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống
Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Vì sao nên đưa trẻ đi khám mắt trước khi vào lớp 1
Vì sao nên đưa trẻ đi khám mắt trước khi vào lớp 1?

Trước khi vào lớp 1, trẻ cần được khám mắt bởi đây là giai đoạn vàng để phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ. Bởi khi trẻ lớn lên, có những bệnh lý không thể điều trị được hoặc điều trị không hiệu quả.

Thúc đẩy hợp tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thúc đẩy hợp tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

(SKTE) - Ngày 08/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (Vietnam Medi-Pharm) 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Triển lãm lần này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, góp phần phát triển ngành Y tế Việt Nam theo hướng tiên tiến, hiện đại và khoa học; đồng thời, đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự