Thứ Ba, 25/06/2024 11:08 (GMT+7)

Nên uống nước như thế nào để ngăn ngừa đột quỵ?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Trên toàn cầu, cứ 4 người từ 25 tuổi trở lên, có 1 người từng bị đột quỵ, và hơn một nửa số người bị đột quỵ sẽ tử vong.
Ảnh đại diện tin bài

Đáng chú ý, cũng khoảng một nửa số bệnh nhân đột quỵ cơ thể bị mất nước! Điều này có thể khiến bạn thắc mắc chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào.

Để giúp ngăn ngừa đột quỵ và đảm bảo khả năng phục hồi nếu bị đột quỵ, bác sĩ Ravitz khuyên hãy nhớ bắt đầu buổi sáng với một ly nước (240 ml) và giữ đủ nước suốt cả ngày. (Ảnh: Pexels)

Để giúp ngăn ngừa đột quỵ và đảm bảo khả năng phục hồi nếu bị đột quỵ, bác sĩ Ravitz khuyên hãy nhớ bắt đầu buổi sáng với một ly nước (240 ml) và giữ đủ nước suốt cả ngày. (Ảnh: Pexels)

Mất nước và đột quỵ liên hệ với nhau như thế nào?

Sau đây, tiến sĩ Risa Ravitz, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, chuyên chăm sóc đột quỵ tại gần 20 bang của Mỹ, giải thích rõ về mối liên quan giữa việc cơ thể bị mất nước và đột quỵ. Đồng thời, tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên về việc uống nước để ngăn ngừa đột quỵ, theo trang tin sức khỏe Modern Migraine MD.

Để thực hiện và duy trì các chức năng bình thường, cơ thể cần nước. Nếu lượng nước được tiêu hao đi nhiều hơn lượng chất lỏng nạp vào, cơ thể sẽ bị mất nước. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều dễ bị mất nước nhưng tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Khi nào mất nước dễ gây đột quỵ nhất?

Khi bị mất nước, máu sẽ đặc lại, làm cho việc lưu thông máu khắp cơ thể trở nên khó khăn hơn. Nếu đang mất nước mà có một vùng mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, vấn đề kép này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nghiên cứu cho thấy gần một nửa số bệnh nhân đột quỵ bị mất nước và có tới 2/3 bị mất nước trầm trọng hơn trong thời gian nằm viện. Điều này rất quan trọng vì tình trạng mất nước ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phục hồi sau đột quỵ.

Để ngăn ngừa đột quỵ

Để giúp ngăn ngừa đột quỵ và đảm bảo khả năng phục hồi nếu bị đột quỵ, bác sĩ Ravitz khuyên hãy nhớ bắt đầu buổi sáng với một ly nước (240 ml) và giữ đủ nước suốt cả ngày, theo Modern Migraine MD.

Uống đủ nước thường xuyên ngăn ngừa tình trạng mất nước. Điều này có thể làm cho máu ít nhớt hơn, từ đó ngăn ngừa đột quỵ.

Hơn nữa, nghiên cứu còn chứng minh uống đủ nước vào thời điểm đột quỵ giúp việc phục hồi sau đột quỵ tốt hơn, theo Medicine Net.

Tiến sĩ Rosenfeld, bác sĩ chuyên khoa thần kinh và giấc ngủ của Mỹ, lưu ý: Một số người cho rằng uống nước trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhưng thực tế điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ do gây tiểu đêm. Giấc ngủ kém gây căng thẳng cho tim mạch, thực sự làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, theo Medicine Net.

0
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự