Thứ Bảy, 23/11/2024 14:28 (GMT+7)

Người dân không ăn trứng, gan, mật của cóc để tránh bị ngộ độc

(SKTE) - Theo chuyên gia chống độc, các bộ phận như da, trứng, gan, mật của cóc chứa chất độc bufotoxin cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu ăn phải.
Ảnh đại diện tin bài

Người dân không ăn trứng, gan, mật của cóc để tránh bị ngộ độc.

Tử vong vì ăn thịt cóc

Gần đây, một số người thương vong vì ăn thịt cóc và bị ngộ độc. Mới nhất, ngày 19/11, cháu Y.T.N. (11 tuổi, trú xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) tự làm thịt cóc, nấu lên rồi cho em gái (5 tuổi) cùng ăn.

Sau khi ăn, 2 anh em N. bị ngộ độc, biểu hiện khó thở, tím tái và được người thân phát hiện, đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, N. tử vong, em gái của N ngộ độc nặng.

Theo chuyên gia chống độc, TS. Nguyễn Lương Kỷ - Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Khánh Hòa, nhiều trường hợp ngộ độc nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, tử vong do việc sử dụng thịt cóc làm thực phẩm. Dù thịt cóc được biết đến là nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng nếu không chế biến đúng cách, các bộ phận chứa độc tố của cóc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, các bộ phận như: da, trứng, gan, mật của cóc có chứa chất độc bufotoxin cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu ăn phải.

Chuyên gia chống độc khuyến cáo

"Để tránh ngộ độc thịt cóc và các hậu quả đau lòng, người dân không tự chế biến thịt cóc tại nhà vì việc sơ chế đòi hỏi kỹ thuật cao. Hãy ưu tiên các thực phẩm an toàn và dễ chế biến hơn để bảo vệ sức khỏe. Tuyệt đối tránh ăn gan, mật, da, trứng hoặc bất kỳ phần nào của cóc mà không được xác định là an toàn. Nếu không chắc chắn về an toàn thực phẩm, không nên mạo hiểm sử dụng thịt cóc.

Nếu đã ăn thịt cóc mà có các biểu hiện: nôn mửa, co giật, khó thở, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Sức khỏe và tính mạng của mỗi người là vô giá. Đừng vì những thông tin không chính xác về tác dụng của thịt cóc mà mạo hiểm", TS. Nguyễn Lương Kỷ khuyến cáo.

0
Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết
Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

(SKTE) - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tăng cao và nguy cơ quá tải điều trị nội trú tại khu vực phường An Phú (TPHCM), ngày 24/7, Sở Y tế TPHCM đã cử đoàn công tác kiểm tra và hỗ trợ chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2 và Bệnh viện Đa khoa An Phú.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự