Thứ Hai, 18/11/2024 09:53 (GMT+7)

Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe

(SKTE) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe và người lái xe máy chuyên dùng. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025.
Ảnh đại diện tin bài

Giấy khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực 1 năm

Giấy khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực 1 năm

Theo đó, trong nội dung của thông tư về danh mục xét nghiệm ma túy và nồng độ cồn khi cấp đổi giấy phép lái xe, Bộ Y tế quy định, khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe, chỉ xét nghiệm nồng độ ma túy (5 loại ma túy) so với quy định hiện hành là xét nghiệm 4 loại. Xét nghiệm ma túy là bắt buộc, nhưng không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn.

Việc xét nghiệm nồng độ cồn chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ với trường hợp có nghi ngờ. Trong thông tư cũng quy định đối với người khuyết tật xin cấp giấy phép lái xe hạng A1 hoặc B sẽ không cần khám chuyên khoa cơ xương khớp.

Thông tư này cũng thay đổi tiêu chuẩn một số chuyên khoa như chuyên khoa tâm thần, quy định rõ ràng hơn về thời gian ổn định trước khi đủ điều kiện lái xe; đồng thời bỏ yêu cầu khám thai sản vì ít liên quan đến sức khỏe lái xe. Đặc biệt, giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe cũng được kéo dài thời hạn, tăng từ 6 tháng lên 12 tháng kể từ ngày ký kết luận.

Về phân nhóm, Thông tư 36 quy định, tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chia theo 3 nhóm, gồm:

Nhóm 1: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Nhóm 2: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B.

Nhóm 3: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

 

0
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào
Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào?

(SKTE) - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự