Thứ Sáu, 06/06/2025 09:50 (GMT+7)

Phát hiện đỉa trong đường thở của bệnh nhi 5 tuổi ở tỉnh Đắk Lắk

Ngày 5/6, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, các bác sĩ khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên vừa thực hiện thành công gắp dị vật là một con đỉa sống ký sinh trong đường thở của một bệnh nhi 5 tuổi sau 1 tuần liên tục ho ra máu.
Ảnh đại diện tin bài

Con đỉa sau khi được gắp ra khỏi đường thở của bệnh nhi Y.V.N .

Bệnh nhi là Y.V.N 5 tuổi, trú tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, ngày 29/5, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng sốt, ho đờm nhiều, thở mệt, từng có triệu chứng ho ra máu kéo dài suốt một tuần trước đó.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ban đầu bệnh nhi mắc viêm thanh khí phế quản, đồng thời chưa loại trừ khả năng có dị vật trong đường thở. Trong lúc khám bệnh, các bác sĩ bất ngờ phát hiện có dị vật sống trong mũi bệnh nhi. Ngay lập tức, bệnh nhi được chuyển đến khoa Tai-Mũi-Họng để gắp dị vật và tiếp tục theo dõi.

Kết quả dị vật được gắp ra là một con đỉa còn sống, được xác định là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như ho ra máu, nhiễm trùng hô hấp và khó thở trong nhiều ngày ở bệnh nhi.

Sau khi gắp con đỉa ra, hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định. Qua đây, tiến sĩ, bác sĩ Minh khuyến cáo các phụ huynh cần nâng cao cảnh giác, hạn chế để trẻ tắm suối, uống nước không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt ở khu vực miền núi, tiếp xúc với môi trường tự nhiên có thể bị dị vật sống xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi hoặc miệng. Đồng thời, cần theo dõi sát các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

KT (theo Nguyễn Công Lý- Báo ND)
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự