Thứ Ba, 01/07/2025 10:19 (GMT+7)

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao

(SKTE)- Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 135 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Tuy số ca mắc mới giảm 4 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 139 ca), nhưng con số vẫn còn cao.
Ảnh đại diện tin bài

Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hà Nội.

Biến thể NB.1.8.1 lây lan nhanh chóng, WHO cảnh báo về làn sóng lây nhiễm mớiHà Nội vẫn ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 mỗi tuầnNgười mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?

Cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.220 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong, số ca mắc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024. Theo nhận định của CDC Hà Nội, dịch COVID-19 tại Hà Nội tăng từ giữa tháng 5 trở lại đây, hiện tại đã có xu hướng giảm dần.

Kết quả giám sát cho thấy, chủng virus gây dịch COVID-19 đang lưu hành phổ biến tại Hà Nội là chủng NB.1.8.1; số ca mắc chủng này chiếm 87,5% (tương đồng với kết quả giám sát tại khu vực miền Bắc và thành phố Hồ Chí Minh). Đại diện CDC Hà Nội cảnh báo, Hà Nội sẽ còn tiếp tục ghi nhận ca bệnh COVID-19 trong thời gian tới.

Theo Bộ Y tế, chủng NB.1.8.1 được phát hiện năm 2025, là biến chủng phụ của biến chủng XDV.1 có nguồn gốc từ biến chủng XDV. Hiện chưa ghi nhận sự khác biệt về mức độ lây lan hoặc gây bệnh nặng hơn của chủng này so với các biến chủng lưu hành trước đây.

Ngành Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng như:

- Thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn): Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, nơi đông người hoặc trên phương tiện công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết), hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, nghi ngờ mắc bệnh.

- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực và dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng.

- Khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.

KT
Bộ Y tế đề xuất siết cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm
Bộ Y tế đề xuất 'siết' cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm

Nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất nhiều điểm mới như quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, trách nhiệm các bên tham gia quảng cáo... Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, phải kiểm soát nội dung quảng cáo...

Hà Nội Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế

(SKTE) - Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã đến giám sát, kiểm tra công tác tiêm chủng thường xuyên và các hoạt động chuyên môn, trong quy trình tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các điểm cơ sở, trạm y tế một số địa bàn xã, phường. Thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Y tế sớm điều chỉnh phần mềm thống kê bệnh truyền nhiễm (theo Thông tư 54), để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng; tiếp tục duy trì các điểm trạm như hiện nay giúp việc đưa trẻ đi tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm thuận lợi, dễ dàng hơn.

Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh
Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh

Đang chờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người phụ nữ dân tộc Tày (trú ở Bắc Kạn) bị lừa mất 5 triệu để 'khám nhanh'. Cán bộ y tế đã vận động quyên góp, hỗ trợ chị gần 8 triệu đồng.

Tp Hồ Chí Minh Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn
Tp Hồ Chí Minh: Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn

Dù mới đầu mùa, số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng đã tăng, năm nay có thể là chu kỳ bùng phát tiếp theo, khi mùa mưa đến sớm và mưa rải rác kéo dài, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sản. Các bệnh viện nhi tại TPHCM ghi nhận số lượng ca SXH tăng nhanh trong những tuần đầu mùa mưa. Không ít trẻ phải hồi sức tích cực vì nhập viện muộn, sốc nặng, tổn thương đa cơ quan.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự