Thứ Bảy, 25/01/2025 09:58 (GMT+7)

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa 32 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột

(SKTE) - Trong số 32 trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột, có 3 trẻ có tổn thương não, 1 trẻ có co giật, 8 trẻ làm điện não cho thấy có nguy cơ co giật, 6 trẻ trên xét nghiệm có dấu hiệu ức chế cơ tim.
Ảnh đại diện tin bài

Các bệnh nhi được điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, cấp cứu dịp Tết Nguyên đánBé 3 tuổi phải cắt toàn bộ thực quản vì uống nhầm nước tro tàu

Tối 24/1, Thông tin với Báo chí TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết từ đặc điểm triệu chứng và kết quả xét nghiệm độc chất của các học sinh đã cho thấy đây là vụ ngộ độc hóa chất diệt chuột fluoroacetate/fluoroacetamide.

"Fluoroacetate/fluoroacetamide là hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường ở các dạng ống nước nhỏ bằng nhựa hoặc thủy tinh chứa dung dịch màu hồng, dung dịch không màu, màu nâu, hoặc gói hạt gạo hồng, tất cả không có nhãn mác hoặc có thì hoàn toàn là chữ Trung Quốc. Đây là loại hóa chất diệt chuột có độc tính cực cao với thần kinh, gây co giật, hôn mê, tổn thương não nặng, tổn thương tim, viêm cơ tim cấp, suy tim cấp, loạn nhịp tim, sốc tim, cùng với biểu hiện đặc trưng là hạ can xi. Trường hợp ngộ độc nặng có thể tổn thương và suy đa tạng", TS. BS Nguyễn Trung Nguyên thông tin.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cũng bày tỏ lo lắng khi sát cạnh ngôi trường nơi xảy ra sự việc là 1 trường mẫu giáo và 1 trường cấp 2, nên vẫn có thể xảy ra trường hợp tương tự. Hơn nữa, theo thông tin khai thác, học sinh đầu tiên phát hiện ra túi chứa hóa chất diệt chuột thấy có cả ống màu xanh, nên các bác sĩ đã phải rất thận trọng theo dõi, đánh giá xem có các chất khác gây ngộ độc đồng thời hay không.

"Chính quyền địa phương cần phải rà soát xem còn các hóa chất còn ở khuôn viên các trường học này hay không. Phải điều tra tận gốc để đảm bảo khuôn viên sạch, an toàn cho các em học sinh", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.

Trước đó, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống "siro" các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Loại thuốc diệt chuột gây ngộ độc cho các bệnh nhi. Ảnh: BVCC. 

Một phụ huynh chăm con tại Trung tâm Chống độc cho biết, con gái lớp 2 của mình có uống khoảng 1 - 2 giọt từ bạn chia cho. "Con bảo thuốc có mùi thơm như siro kẹo, nhưng khi thử uống thấy đắng nên nhổ đi", phụ huynh này cho biết.

Một phụ huynh khác cũng chia sẻ, chiều tối khi con về nhà có biểu hiện đau bụng, có cho uống thuốc đau bụng và gặng hỏi nhưng con không nói. Cho đến khi cô giáo chủ nhiệm gọi điện thông báo, thì gia đình cũng vội vàng đưa con đi viện kiểm tra. Lúc này con mới nói có uống khoảng 2 giọt "siro hồng".

Về nguồn gốc hóa chất, theo thông tin hỏi bệnh từ các trẻ, sáng ngày 21/1 có một trẻ ra khỏi khuôn viên nhà trường, sang đồi chè sát cạnh trường để chơi. Tại đây, trẻ tìm thấy một túi có chứa rất nhiều ống nhựa màu đỏ bên trong có cả ống màu xanh, trẻ lấy một ống mang về trường và rủ một trẻ uống ngay từ cuối buổi sáng 21/1.

Sau đó, các trẻ khác cũng sang đồi chè và lấy các ống này về trường. Một cháu khác kể buổi chiều có nhặt được một túi chứa nhiều ống màu hồng từ bụi cây bên trong cổng trường và lấy uống. Các trẻ chia nhau uống chủ yếu trong buổi chiều ngày 21/1.

Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính
Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính

Ngày 25/1, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các y, bác sĩ bệnh viện đã cứu sống một bệnh nhi quốc tịch Australia (14 tuổi) mắc sốt rét ác tính, suy đa cơ quan, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhờ thực hiện khai thác dịch tễ cẩn trọng và sự phối hợp nhanh chóng, hiệu quả giữa các chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhi.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, cấp cứu dịp Tết Nguyên đán
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, cấp cứu dịp Tết Nguyên đán

(SKTE) - Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đồng thời trực tiếp kiểm tra khu vực khám cấp cứu, nội trú và phòng chức năng nơi đang khẩn trương chuẩn bị cho đợt cao điểm khám, chữa bệnh trong dịp Tết.

Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam