Chủ Nhật, 30/03/2025 16:37 (GMT+7)

Tìm nguyên nhân nghi ngộ độc 37 người sau ăn bánh mì, 33 em là học sinh ở TpHCM

(SKTE) - Lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sở đã tiếp nhận thông tin vụ việc và cùng địa phương chờ kết quả kiểm nghiệm để làm rõ nguyên nhân 37 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.
Ảnh đại diện tin bài

Học sinh phải nhập viện điều trị ở Bệnh viện quận 11 (Ảnh: DT)

Phòng khám Đa khoa An Đông TpHCM: có dấu hiệu nhân bản xét nghiệmBộ Y tế vào cuộc vụ phản ánh Phòng khám Đa Khoa An Đông ở TP HCM vi phạm quy định khám chữa bệnh

 Về vụ việc 37 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm vào ngày 29/3, bà Phạm Khánh Phong Lan - Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TpHCM - cho biết sở đã tiếp nhận thông tin vụ việc và cùng địa phương đang chờ kết quả kiểm nghiệm để làm rõ nguyên nhân.

Ngày 29/3, Bệnh viện Quận 11 (Tp.HCM) tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói, nghi ngộ độc thực phẩm. Trong số các bệnh nhân, đa số là học sinh trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh (33 em từ 13-15 tuổi) và 1 bé 6 tuổi, 3 người lớn.

Trưa 30/3, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Quận 11 cho biết trong 37 người nghi bị ngộ độc thực phẩm có  người lớn là tài xế và giáo viên, còn lại là học sinh.

Hiện 36 bệnh nhân đã được xuất viện, chỉ còn duy nhất 1 em đang nằm theo dõi tại bệnh viện.

Trước đó, khoảng 13h trưa 29/3, 37 người được đưa vào bệnh viện với những triệu chứng như đau bụng, nôn ói.

Những người này là tài xế, giáo viên và học sinh Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh cho biết sáng cùng ngày có mua bánh mì ăn, sau đó bị triệu chứng như trên. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì.

Bác sĩ Tuấn cũng cho biết đoàn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) và đoàn của Sở An toàn thực phẩm Tp.HCM đến chỉ đạo xử lý vụ việc tìm nguyên nhân bị ngộ độc thực phẩm.

TH
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự