Thứ Ba, 01/04/2025 06:00 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) thông tin, bắt đầu từ tháng 3/2025, số ca bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chưa có vaccine phòng bệnh, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo phụ huynh và nhà trường cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Ảnh đại diện tin bài

Cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng

Bộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học trong chẩn đoán, điều trịVì sao mật ong ngọt lại giúp giảm nguy cơ bệnh tim và tiểu đường?Tìm nguyên nhân nghi ngộ độc 37 người sau ăn bánh mì, 33 em là học sinh ở TpHCM

Mới đây, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) cảnh báo về tình hình bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm 2025. Bác sĩ Phạm Hoàng Anh Khoa, Khoa Nhi cho biết, chỉ trong 3 tháng qua, đơn vị đã ghi nhận 132 lượt khám và 7 ca nhập viện do bệnh tay chân miệng, cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.

“Số ca bệnh tăng cao cho thấy tình hình đáng quan ngại bởi đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng", bác sĩ Khoa thông tin.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận 142 trẻ nhập viện do tay chân miệng, tăng cao hơn cùng kỳ năm 2024 và cao hơn trung bình 5 năm trước. Có 3 trường hợp nặng (độ 3, độ 4) và chưa có ca tử vong. Trung bình mỗi tuần đơn vị này tiếp nhận điều trị từ 30-40 trẻ mắc tay chân miệng.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng. Ảnh :TTXVN 

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Trưởng Khoa Nhiễm thông tin, đơn vị đang điều trị cho khoảng 50 ca tay chân miệng trẻ em của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, riêng trong tuần 12 (từ ngày 17-23/3) đã có 348 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 84,4% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 12 là 1.917 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, Quận 8 và Quận 6.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột (Enterovirus) gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ (nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng) đến nặng (tổn thương não, tim) và có thể tử vong.

Dù số ca bệnh đang có dấu hiệu tăng nhưng hiện hệ thống giám sát tác nhân gây dịch của HCDC chưa phát hiện chủng virus EV71 – tác nhân thường gây ra những vụ dịch lớn với nhiều ca bệnh nặng.

Để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện theo phương châm 3 sạch (ăn (uống) sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch).

Người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế/ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Đồng thời, người dân cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Mỗi người cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, người lớn không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Thanh Huyền (TTXVN)
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân

Trẻ em hiện nay thường “lười” tập thể dục do “nghiện” ti vi, điện thoại, thiếu không gian vui chơi... Do đó, phụ huynh có thể tìm các bài tập thể dục đơn giản dễ tập ngay tại nhà, phù hợp cả với các gia đình có diện tích nhà nhỏ hẹp để khuyến khích trẻ vận động.

Bộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học trong chẩn đoán, điều trị
Bộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học trong chẩn đoán, điều trị

(SKTE) - Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt danh mục đặt hàng 23 đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Y tế lĩnh vực nghiên cứu phát triển, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ, phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ở người.

Phòng khám Đa khoa An Đông TpHCM có dấu hiệu nhân bản xét nghiệm
Phòng khám Đa khoa An Đông TpHCM: có dấu hiệu nhân bản xét nghiệm

(SKTE) - Thanh tra Sở Y tế TpHCM vừa phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Phòng khám Đa khoa An Đông (Quận 5). Đáng chú ý là hành vi nhân bản kết quả xét nghiệm, sử dụng sai tên phòng khám so với giấy phép và thiếu nhân sự phụ trách chuyên môn tại thời điểm hoạt động.

Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Bệnh viện Mắt 250 giường
Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Bệnh viện Mắt 250 giường

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Mắt thành phố tại phường Phú Lương, quận Hà Đông. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến 718,969 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2026. Mục tiêu dự án là xây dựng bệnh viện chuyên khoa mắt với cơ sở vật chất và trang thiết bị đồng bộ, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Sau khi hoàn thành, bệnh viện có quy mô 250 giường bệnh.

Khổ vì giấy chuyển viện
Khổ vì giấy chuyển viện?

(SKTE) - Giấy chuyển viện là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng. Với những ai may mắn chưa từng thấm nỗi khổ này, để tôi giải thích.

Từ ngày 20 3, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 trở lên
Từ ngày 20/3, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 trở lên

(SKTE) - Quy định mới ban hành của Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, từ ngày 20/3/2025, đảng viên sinh con thứ ba sẽ không còn bị xem xét xử lý kỷ luật. Đây là bước điều chỉnh quan trọng trong chính sách dân số phù hợp với tình hình thực tiễn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự