Thứ Bảy, 02/11/2024 16:17 (GMT+7)

Trên 1000 ca ghép tạng mỗi năm, Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng

(SKTE) Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng (trên 1.000 ca mỗi năm), chúng ta đã làm chủ hết các kỹ thuật ghép tạng.

Thông tin trên được PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam cho biết trong Hội nghị lão khoa mở rộng lần thứ 8 được tổ chức tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.

Ảnh đại diện tin bài

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam. Ảnh: PT

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam. Ảnh: PT

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng (trên 1.000 ca mỗi năm), chúng ta đã làm chủ hết các kỹ thuật ghép tạng.

"Trong năm 2024, tại Việt Nam, nguồn tạng từ người chết não đã tăng gấp đôi. Ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực tăng số lượng hiến tạng từ người chết não bằng nhiều cách khác nhau.

Trong đó, thành lập các chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người ở các bệnh viện là yếu tố quan trọng", PGS Kim Tiến nói.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn tạng từ chết não vẫn còn hạn chế. Năm 2023, có đến 94% nguồn tạng hiến từ người sống, người chết não chỉ khoảng 6%, trong khi quốc tế là 50-90%.

Ông Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia - chia sẻ thêm, tính đến thời điểm hiện nay cả nước đã có 29 bệnh viện có thể ghép tạng, mỗi năm ghép trên 1.000 ca, đứng đầu các nước Đông Nam Á.

Đến năm 2024, đã có 10% tạng hiến từ người chết não. Thế nhưng tỉ lệ này vẫn còn rất thấp, ngành y còn ít quan tâm đến việc hiến mô tạng từ người chết não. Tỉ lệ bác sĩ, điều dưỡng hiểu đúng việc hiến mô tạng từ người chết não chỉ hơn 10%.

Theo ông Hệ, trên thế giới người hiến giác mạc cao tuổi nhất là 107 tuổi, còn người hiến tạng lớn tuổi nhất là 92 tuổi.

Riêng năm 2023, tại Mỹ có đến 40% người hiến tạng là trên 50 tuổi. Còn tại thế giới, cứ 4 người được ghép tạng thì có 1 người 65 tuổi. Do đó tuổi cao vẫn có thể tham gia hiến tạng và ghép tạng.

Ông Hệ cho rằng ghép tạng từ người chết cần sự phối hợp từ nhiều bệnh viện, cơ sở y tế mới có thể làm được, vì vậy cần phải có mạng lưới và hệ thống, nhiều bệnh viện cùng chung tay.

Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đang tham gia ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện vào tháng 5-2022 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đang tham gia ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện vào tháng 5/2022. Ảnh: BVCC

Ông Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết trong những năm gần đây, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực khoa học và phát triển kỹ thuật y tế.

Với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công nhiều ca ghép thận (15 ca), giúp mang lại hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân.

"Chúng tôi đang chuẩn bị cho kỹ thuật ghép gan, dưới sự ủng hộ và hỗ trợ chuyển giao từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", PGS Thanh cho hay.

Cùng ngày, Bệnh viện Thống Nhất cũng đã ra mắt Chi hội Vận động hiến mô tạng, một sáng kiến quan trọng trong việc phát triển hoạt động ghép tạng, mở ra nhiều cơ hội cứu sống cho các bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ.

0
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào
Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào?

(SKTE) - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự