Thứ Bảy, 10/05/2025 09:01 (GMT+7)

Vì sao nên đưa trẻ đi khám mắt trước khi vào lớp 1?

Trước khi vào lớp 1, trẻ cần được khám mắt bởi đây là giai đoạn vàng để phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ. Bởi khi trẻ lớn lên, có những bệnh lý không thể điều trị được hoặc điều trị không hiệu quả.
Ảnh đại diện tin bài

Trước khi vào lớp 1 trẻ cần được đi khám mắt tại các cơ sở nhãn khoa uy tín.

Xử nghiêm mánh kiếm tiền từ những đứa trẻ bị mẹ chối bỏ khi chào đờiDự kiến bỏ hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học đối với học sinhĐể nhà giáo không phải lo cơm áo gạo tiền

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhãn khoa, khi trẻ chuẩn bị vào năm học đầu tiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở nhãn khoa để khám mắt, kiểm tra thị lực.

Khám mắt để phát hiện sớm những bệnh lý về mắt

Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm được những bệnh lý về mắt ở trẻ đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến khúc xạ. Việc này giúp điều trị sớm các bệnh lý về mắt ở trẻ, trong đó có những bệnh lý khi trẻ lớn lên không thể điều trị được hoặc điều trị không có hiệu quả như: viễn thị bẩm sinh, cận thị bẩm sinh. Đây là những bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của thị giác. Việc phát hiện ra những bệnh lý này trước khi trẻ bước vào lớp 1 được xem là phát hiện vào giai đoạn vàng để điều trị hiệu quả.

ThS.BS Đỗ Việt Dũng giải đáp về việc đưa trẻ đi khám mắt trước khi vào lớp 1.

Hoặc với bệnh lý nhược thị, nếu phát hiện sớm sẽ có nhiều phương pháp để điều trị và việc đáp ứng điều trị sẽ tốt hơn. Khi trẻ ở độ tuổi từ 8-9 tuổi việc đáp ứng điều trị sẽ rất khó khăn.

Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các gia đình đã cao hơn nhiều. Tuy nhiên theo khảo sát tại các trường học, tỷ lệ trẻ được cha mẹ đưa đi thăm khám trước khi vào năm học đầu tiên còn thấp. Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý trước năm học đầu tiên của trẻ nên đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để thăm khám để phát hiện sớm những bệnh lý về tật khúc xạ (nếu có) và điều trị sớm, kịp thời.

Hiện nay đa phần cha mẹ đưa trẻ đi khám khi trẻ phản ánh gặp khó khăn khi nhìn bảng trên lớp hoặc theo phản ánh của thầy cô trẻ tiếp thu bài kém, khó khăn khi nhìn chữ trên bảng. Lúc này trẻ đã lớn tuổi, gặp các vấn đề về tật khúc xạ và nếu có một số bệnh như nhược thị sẽ không điều trị được.

 Hạn chế cận thị ở trẻ bằng cách nào?

Bên cạnh việc đưa trẻ đi thăm khám mắt trước khi vào lớp 1 hoặc khám mắt định kỳ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để hạn chế cận thị ở trẻ:

Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về chăm sóc mắt cho cả phụ huynh và thầy cô giáo để phòng tránh cận thị học đường.

Cần đưa trẻ đi khám mắt ngay mỗi khi có biểu hiện bất thường.

Cho trẻ ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 – 30cm.

Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học.

Hạn chế xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính để chơi điện tử.

Tăng cường hoạt động ngoài trời (>2h/ngày; >10h/1 tuần).

Bên cạnh đó trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt, ăn ngủ, nghỉ hợp lý.

Khám mắt định kỳ tại các cơ sở nhãn khoa uy tín để phát hiện sớm tật khúc xạ, đeo kính đúng số, đúng cách.

Theo suckhoedoisong.vn
Hà Nội Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế

(SKTE) - Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã đến giám sát, kiểm tra công tác tiêm chủng thường xuyên và các hoạt động chuyên môn, trong quy trình tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các điểm cơ sở, trạm y tế một số địa bàn xã, phường. Thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Y tế sớm điều chỉnh phần mềm thống kê bệnh truyền nhiễm (theo Thông tư 54), để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng; tiếp tục duy trì các điểm trạm như hiện nay giúp việc đưa trẻ đi tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm thuận lợi, dễ dàng hơn.

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao

(SKTE)- Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 135 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Tuy số ca mắc mới giảm 4 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 139 ca), nhưng con số vẫn còn cao.

Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh
Cảnh báo chiêu trò, lừa đảo khi đi khám bệnh

Đang chờ khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người phụ nữ dân tộc Tày (trú ở Bắc Kạn) bị lừa mất 5 triệu để 'khám nhanh'. Cán bộ y tế đã vận động quyên góp, hỗ trợ chị gần 8 triệu đồng.

Tp Hồ Chí Minh Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn
Tp Hồ Chí Minh: Sốt xuất huyết bùng phát sớm, hàng loạt trẻ nguy kịch vì đến viện muộn

Dù mới đầu mùa, số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) nặng đã tăng, năm nay có thể là chu kỳ bùng phát tiếp theo, khi mùa mưa đến sớm và mưa rải rác kéo dài, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sản. Các bệnh viện nhi tại TPHCM ghi nhận số lượng ca SXH tăng nhanh trong những tuần đầu mùa mưa. Không ít trẻ phải hồi sức tích cực vì nhập viện muộn, sốc nặng, tổn thương đa cơ quan.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự