Sức khỏe

Tại sao đi khám BHYT ở bệnh viện tư phải trả chi phí cao hơn bệnh viện công?

Năm 2023, cả nước đã có hơn 93,3 triệu người tham gia BHYT, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, đạt tỷ lệ 93,35% dân số

Năm 2023, cả nước đã có hơn 93,3 triệu người tham gia BHYT, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, đạt tỷ lệ 93,35% dân số

Trả lời vấn đề này, bà Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế, cho biết theo quy định, chi phí quỹ BHYT thanh toán cho người bệnh như nhau cả ở bệnh viện công lập và ngoài công lập.

Tuy nhiên, thông thường các bệnh viện ngoài công lập thu thêm phần chi phí chênh lệch do giá dịch vụ y tế của bệnh viện tư nhân thường cao hơn công lập. Vì vậy, người bệnh BHYT đi khám tại cơ sở y tế ngoài công lập thường phải chi trả cao hơn.

Hiện nay, cả nước có gần 13.000 cơ sở ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, trong đó có hơn 1.760 cơ sở công lập và gần 1.100 cơ sở ngoài công lập, hơn 10.000 trạm y tế xã.

Không ít người dân cũng thắc mắc khi cùng đóng mức BHYT như nhau, nhưng người bệnh có giấy chuyển tuyến thì được hưởng 80-100% (mức được hưởng) còn nếu không có giấy chuyển tuyến, một loại thủ tục hành chính, thì chỉ được hưởng 40% chi phí nội trú khi điều trị ở bệnh viện tuyến Trung ương.

Bà Vũ Nữ Anh cho rằng theo quy định của Luật BHYT, người tham gia BHYT phải thực hiện khám, chữa bệnh và chuyển cơ sở khám, chữa bệnh theo đúng quy định. Điều này bảo đảm người bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu và được chuyển cơ sở khám, chữa bệnh khi cơ sở khám, chữa bệnh nơi đang điều trị không đáp ứng chuyên môn. Điều này giúp người bệnh được tiếp cận sớm với dịch vụ y tế và bảo đảm không gây quá tải cho các cơ sở tuyến trên.

Vì vậy, theo quy định người tham gia BHYT khi chuyển tuyến đúng quy định thì được hưởng 100% mức hưởng (80-100% chi phí khám, chữa bệnh). Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh tự đi khám, chữa bệnh, ví dụ tự đến để điều trị nội trú tại tuyến trung ương chỉ được chi trả 40%.

 PV 

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất