Chủ Nhật, 20/07/2025 17:42 (GMT+7)

Câu chuyện về người viết ước mơ cho trẻ khuyết tật

Sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh bình thường như bao chúng bạn cùng trang lứa, nhưng một biến cố năm lên 4 tuổi đã khiến chị Hà Thị Như Quỳnh (sinh năm 1986, Nam Định) phải bỏ hoàn toàn một bên mắt.
Ảnh đại diện tin bài

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt NamChắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng khó khănTu viện mang tên một món ăn, ai đến cũng được mời bữa no lòngNhững bữa ăn triệu view của trẻ em vùng caoKhám sức khỏe tổng quát miễn phí cho Người có công, thương binh và gia đình liệt sĩHải Phòng: Trung tá Công an nhặt được ví tiền hơn chục triệu đồng trả lại cho người mất

Từng phải đối mặt với những lời kì thị, những lời trêu chọc của bạn bè nhưng chị Quỳnh đã mạnh mẽ vươn lên, mang theo ước mơ, hoài bão giúp trẻ khuyết tật có một tuổi thơ trọn vẹn như bao trẻ em bình thường khác.

Hành trình đầy mạnh mẽ và quyết tâm của cô gái 8X sẽ được kể lại trong Trạm yêu thương, chủ đề Kỹ sư tâm hồn lên sóng lúc 10h00, thứ 7, ngày 19.7 trên kênh VTV1.

Những chia sẻ của chị Hà Thị Như Quỳnh về hành trình vượt lên nghịch cảnh tại "Trạm yêu thương", số phát sóng ngày 19.7 
Sinh ra và lớn lên ở Nam Định, năm 3 tuổi, sau một lần nô đùa với bạn, Quỳnh bị cát bắn vào và đọng trong mắt. Khi gia đình phát hiện, mắt trái đã hỏng hoàn toàn. Năm 4 tuổi, chị phẫu thuật mổ mắt và phải đeo mắt giả. 

Sau những chuỗi ngày đau vì tiêm, mổ mắt, cô bé Quỳnh khi ấy lại đối mặt với nỗi đau từ sự kì thị của bạn bè. Mỗi ngày đến trường, bị bạn bè chế giễu, xa lánh, có lần mắt giả rơi ra còn bị bạn ném xuống ao cạnh trường… khiến Quỳnh càng thêm tự ti, mặc cảm. Nhưng vì ham học, Quỳnh đã cố gắng học thật giỏi để chứng minh với bạn bè, khiếm khuyết ấy không thể khiến cô lùi bước.

Khi lớn lên, có bạn trai, mặc cảm về ngoại hình một lần nữa khiến Quỳnh rơi vào tuyệt vọng khi gia đình bạn trai phản đối và dùng những câu từ cay độc để nói về cô chỉ vì cô đeo mắt giả.

Đau buồn, tuyệt vọng vì cuộc đời không mỉm cười với mình, cô đã nghĩ tới cái chết. Nhưng tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đã giúp cô đã từ bỏ ý định đó để tiếp tục sống.

Trong một lần tham gia thiện nguyện ở Yên Bái, khi gặp những đứa trẻ vùng cao có cuộc sống đầy khó khăn, thiếu thốn mà vẫn vui cười, hồn nhiên, cảm xúc trong veo của các em bé đó đã giúp Quỳnh trở về với thực tại và quyết tâm “làm một điều gì đó” để các em bé kém may mắn được tự tin hòa nhập.

Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Giáo dục đặc biệt, Quỳnh trở thành người mẹ của những vầng trăng khuyết. Cô chia sẻ, đối tượng của trung tâm là những trẻ rối loạn phát triển, như trẻ rối loạn phổ tự kỉ, trẻ tăng giảm chú ý, trẻ có khó khăn về học tập, trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ down….

Tháng 3.2014, Quỳnh thành lập Nhà cứu trợ trẻ em khuyết tật Đức Minh. Sau 4 năm hoạt động, tháng 3.2018 chị đổi tên Nhà cứu trợ trẻ em khuyết tật Đức Minh thành Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục - CHIC. Nơi ấy trở thành chốn bình yên dành cho những trẻ em đặc biệt.

Món quà từ "Trạm yêu thương" sẽ phần nào giúp chị Quỳnh viết tiếp ước mơ cho những trẻ đặc biệt 

Tại đây, chị Quỳnh cùng đội ngũ giáo viên đã xây dựng những lớp học nhỏ, nơi mỗi đứa trẻ được học theo cách riêng của mình, với nhịp điệu riêng; không ai bị bỏ lại phía sau. Mỗi bước tiến của các em, dù là nhỏ nhất hay lớn nhất cũng đều là trái ngọt của sự kiên nhẫn và yêu thương vô điều kiện.

Không chỉ dừng lại ở việc can thiệp trực tiếp, chị còn dành 5 năm để tự tay biên soạn bộ tài liệu Thực hành phát triển giao tiếp.

Chị Quỳnh chia sẻ: “Tôi viết từng dòng với hy vọng có thể giúp những bà mẹ vùng sâu, vùng xa, những người không biết bắt đầu từ đâu cũng có thể dạy con từng bước nhỏ”. Đó không chỉ là bộ sách, mà là tâm huyết và tình yêu thương vô bờ bến chị dành cho những em nhỏ đặc biệt, với mong muốn những cống hiến của mình phần nào giúp các em hòa nhập, tự tin hơn trong cuộc sống.

Trong chương trình, khán giả sẽ được lắng nghe những chia sẻ chân thành từ chị Hà Thị Như Quỳnh, những nỗi đau của bản thân và sự mạnh mẽ, dùng chính năng lực của mình để đi qua những tháng ngày khó khăn ấy.

Qua các phóng sự và cuộc trò chuyện sâu lắng, Trạm yêu thương khắc họa hành trình đặc biệt của chị, từ một cô bé từng bị kỳ thị vì ngoại hình, đến người sáng lập nên Trung tâm CHIC, nơi mỗi đứa trẻ rối loạn phát triển đều được đón nhận bằng cả trái tim.

Trong tương lai, chị Quỳnh mong muốn có thể mở rộng mô hình CHIC, đưa bộ học liệu Thực hành phát triển giao tiếp đến với thật nhiều gia đình đang gặp khó khăn và xây dựng hệ sinh thái giáo dục dành riêng cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam. Món quà của Trạm yêu thương sẽ chắp cánh cho ước mơ đầy nhân văn ấy.


Nam Anh
Cô giáo Hà Bích Hảo Ươm mầm hy vọng cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Cô giáo Hà Bích Hảo: Ươm mầm hy vọng cho trẻ em nghèo, khuyết tật

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại phường Quang Trung, TP Hà Nội, một lớp học đặc biệt không bục giảng, cũng chẳng có tiếng trống trường vang lên mỗi giờ tan học. Nhưng chính nơi ấy, cô giáo Hà Bích Hảo (sinh năm 1994) vẫn kiên trì thắp lên ánh sáng tri thức cho những đứa trẻ kém may mắn, các em nhỏ khiếm khuyết cả về thể chất lẫn nhận thức.

Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Hơn 6 000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật
Hơn 6.000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật

Triển lãm tranh từ trẻ khuyết tật lần thứ 3 mang chủ đề “Embrace the Diversity: Chấp nhận khác biệt, lan tỏa yêu thương” đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc biệt. Tại đây, công chúng có dịp bước vào thế giới nội tâm đa sắc màu của hơn 70 bạn nhỏ đến từ ba miền Tổ Quốc.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự