Tấm lòng nhân ái

Tấm lòng vàng của bà mẹ có con bị bại não với những trẻ em khuyết tật khác

Chị sinh được hai bé trai tuy nhiên bé đầu lúc mới ra đời đã bị nhiễm trùng máu nên đã để lại những di chứng rất nặng, cụ thể là bệnh bại não. Suốt Cuộc hành trình điều trị cùng con, chị đã thay đổi nhiều bệnh viện, nhiều phương pháp tập luyện và vật lý trị liệu. Cho tới hiện tại con chị đã có thể đi lại, viết chữ và bắt đầu ước mơ của mình là học đồ họa.

Năm tháng đấu tranh cùng con đã giúp chị hiểu được những khó khăn vất vả của các bà mẹ hay những gia đình có con bị bệnh, nhất là những căn bệnh khó có thể cứu chữa. Bản thân chị cũng từng là một đứa trẻ mồ côi mẹ từ lúc 12 tuổi nên khi nhận được một công việc phù hợp của mình ở xã, chị đã rất thương xót các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khuyết tật hay mồ côi cha mẹ.

Trở thành một cô giáo trẻ, chị quyết tâm sẽ cưu mang, giúp đỡ và chăm sóc nhiều em học sinh có hoàn cảnh từ những bữa ăn, bộ quần áo hay sách vở học tập. Tới lúc chị lập gia đình và có bé sinh ra gặp hoàn cảnh không may như vậy thì càng thúc đẩy chị làm những công việc có ý nghĩa nhiều hơn. Chia sẻ với phóng viên, chị nói : “Không ai bắt mình khổ không ai bảo mình phải làm những việc này mà là con tim tôi thôi thúc mình phải đi và phải làm.”

Chị Vy bộc bạch những câu chuyện xót xa về những hoàn cảnh nghèo. Trong một dịp chị đi phát sữa thì gặp được một cô bé tên là Ý Kiều Phường – một bé dân tộc thiểu số cùng một đôi nạng gỗ tự chế. Lúc ấy chị mới biết được rằng đấy là dođôi chân trái của bé bị cong như hình chữ S và bé luôn mặc một bộ đồ thủng chỗ, chắp vá chi chít trông rất đáng thương. Chị đã tiếp cận bé và muốn quay một đoạn video gửi cho bác sĩ. Chị cảm thấy vui và may mắn khi đứa bé đã được nhận phẫu thuật.

Chị Trần Mai Vy

Chị Trần Mai Vy

Một trường hợp khác mà chị cũng đã dang tay ôm lấy là bé A Khâu với đôi chân bị khoèo và trật khớp háng. Đứng trước một cơ thẻ nhỏ bé, phải chịu nhiều đau đớn như vậy, chị không khỏi xót thương cho hoàn cảnh đó. Chị Vy cũng đã liên tục thuyết phục gia đình của bé suốt 6 tháng trời để bé có thể được chữa bệnh. Bên cạnh đó chị còn giúp đỡ cho gia đình bé có thêm thu nhập bằng cách xin việc cho bố A Khâu.

Một bà mẹ đơn thân ở Đồng Nai phải nuôi hai đứa con đều bị bệnh hiểm nghèo: bé lớn bị vẹo cột sống, bé thứ hai bị bại não cũng là một trong những hoàn cảnh vô cùng thương tâm khiến chị Vy không ngần ngại tìm tới. Nhìn những đứa trẻ kém may mắn đó đã khiến trái tim một người cũng mang nỗi đau về con cái như chị càng thêm đồng cảm. Chính vì vậy mà chị Mai Vy đã kết nối giúp gia đình đứa bé lớn sang Úc phẫu thuật hai lần. Sau đó phẫu thuật chân cho em nhỏ hơn. Hiện sức khỏe của cả hai bé đã tốt lên và được tạo công việc phù hợp để kiếm thêm thu nhập phụ mẹ.

Đối mặt với nhiều hoàn cảnh đáng thương và gặp sự thiệt thòi mất mát vô cùng lớn. Chị luôn luôn động viên các gia đình với quyết tâm : “Chỉ cần 1% hy vọng thì vẫn sẽ tiếp tục, biết đâu trong 1% trong đó sẽ có thể thay đổi cuộc đời của các con”

Bé Lù Văn Chiến - một em bé người dân tộc nùng ở Hà Giang - bị liệt hai chân từ khi mới sinh ra và bị mẹ bỏ rơi, bố rơi vào vòng lao lý. Nhận thấy hoàn cảnh ấy cực kỳ khó khăn, chị đã không ngần ngại cưu mang và nuôi bé, coi như con đẻ của mình.

Nắm được thông tin của bé chị đã đi từ Kon Tum đến Hà Giang để tìm rồi xin phép bà nội cho bé đi chiến đấu tại Úc. Bé được GS.BS Trần Anh Tôn phẫu thuật thành công và sau đó chị cũng đưa bé về Kon Tum để bắt đầu công cuộc tập vật lý trị liệu.

Chị nhận nuôi dưỡng bé với suy nghĩ “ nếu con có trở lại làng quê thì cũng không còn ai chăm sóc, chở che con. Chí ít khi ở với gia đình mình thì con sẽ có đầy đủ tình yêu thương, trong khoảng thời gian con ở đây con cũng đã được xem là thành viên trong gia đình hiện con đang học lớp 6 và sống trong sự bao bọc yêu thương của gia đình mình.”

Không chỉ riêng bé Lù Văn Chiến mà trong suốt quãng thời gian làm việc, chị đã dang tay giúp những bà mẹ có con bị bại não, khuyết tật hay bệnh nặng có thể tìm được việc làm khi họ gặp khó khăn rơi vào bế tắc. Không chỉ vậy mà chính chị đã cung cấp các vật liệu như vải, kim chỉ, máy may đồng thời mở một cửa hàng online giúp phụ huynh có thể tạo ra những sản phẩm, trưng bày chúng để kiếm thêm thu nhập, chăm sóc được cho những đứa con bị bệnh tại nhà.

Ở chị luôn có sự đồng cảm vô cùng sâu sắc đối với những hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó chị đã được thôi thúc tìm hiểu về những căn bệnh lạ, hiếm gặp của các con và sau đó thuyết phục gia đình cho các con đi chữa trị.

Chị Trần Mai Vy đã góp phần thay đổi cuộc đời của nhiều trẻ em vùng cao

Chị Trần Mai Vy đã góp phần thay đổi cuộc đời của nhiều trẻ em vùng cao

Tấm lòng lòng bao dung, nhân ái của chị chính là nguồn động viên giúp 100 trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn hay ở những vùng xa xôi hẻo lánh được chữa khỏi bệnh, giúp cho cuộc đời các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất