Thứ Tư, 19/02/2025 10:50 (GMT+7)

Bài học bất ngờ

(SKTE) - Các học trò lớp sáu ở một trường làng đang làm bài kiểm tra toán trong tiết đầu. Cô giáo chăm chú theo dõi các em làm bài. Bỗng nhiên cánh cửa khẽ mở và từ từ xuất hiện trước mặt các học trò vừa rời mắt khỏi vở để ngước nhìn là một cái chảo. Căn phòng ngay lập tức ngập tràn mùi thơm của món trứng tráng rán với tóp mỡ...
Ảnh đại diện tin bài

(Ảnh minh họa)

Các học trò lớp sáu ở một trường làng đang làm bài kiểm tra toán trong tiết đầu. Cô giáo chăm chú theo dõi các em làm bài. Bỗng nhiên cánh cửa khẽ mở và từ từ xuất hiện trước mặt các học trò vừa rời mắt khỏi vở để ngước nhìn là một cái chảo. Căn phòng ngay lập tức ngập tràn mùi thơm của món trứng tráng rán với tóp mỡ.

- Alesha, cháu có ở đây không? - xuất hiện tiếp sau cái chảo trước mặt các ‘khán giả’ đang ngớ người ra là bà cụ Pelageya Vasilyevna - người làng gọi là bà Polya.

- Ôi, con gái, - bà cụ chào khi nhìn thấy cô giáo, - thằng cháu của bà là Alesha Gromov vội chạy đi học sớm, không kịp ăn sáng. Và trẻ con thì không thể không ăn. Điều đó không tốt. Con đừng giận nhé, con gái cưng. Cứ kệ cho nó ăn nhé .

Lớp học cười ầm lên. Alesha so vai rụt cổ, không biết giấu đầu mình vào chỗ nào cho khỏi xấu hổ.

- Tất nhiên rồi, tất nhiên rồi, bà ạ, cứ để cháu nó ăn sáng đi, - cô giáo ân cần nói, cô không muốn làm mếch lòng bà cụ, - Thế nào, Alesha? Định bắt bà phải bê cái chảo nặng vào trong lớp à? Nào ăn nhanh lên. Em đừng quên là chúng ta đang làm bài kiểm tra đấy.

- Vâng, bây giờ bạn ấy chỉ nghĩ đến tóp mỡ thôi ạ! - một cậu bạn học nói xong thì không nhịn được cười.

Và từ khắp lớp học vọng đến đủ các câu trêu chọc:

- Cháu ơi, nhai cho kỹ nhé!

- Đừng quên ăn với bánh mì!

- Đừng mắc nghẹn nhé!

- Cháu ăn ngon miệng chứ?

- Lekha, đừng nhai chóp chép nhé!

- Giã mạnh lên!

Bà cụ thoảng thốt nhìn đám học trò. Bà không hiểu tại sao chúng lại đùa cợt như thế, vừa ác ý vừa xỏ xiên. Có lẽ, bà đã làm gì đó khiến chúng bị tổn thương?

Và Aleshka thì mặt mũi đỏ gay, không biết mắt nên nhìn vào chỗ nào...

"Mình đã vô tình gây ra chuyện gì rồi, dường như đã làm tổn thương cháu mình", - bà cụ nghĩ. Bà nhận lấy cái chảo đã được vét sạch sành sanh, bỏ vào cái túi cũ thủng lỗ chỗ rồi đi ra cửa. Sau đó, bà đột nhiên quay lại, cúi đầu thật thấp rồi vừa khóc vừa nói:

- Các cháu yêu quý, tha lỗi cho bà nhé…

Tất cả đột nhiên trở nên yên lặng. Bà cụ đã đi rồi nhưng trong lớp học vẫn không một tiếng nói cười.

- Bà ấy nói gì thế nhỉ?

- Chúng ta sẽ nói chuyện này trong tiết học giáo dục công dân, - Cô giáo nhìn đồng hồ, - còn bây giờ các em hãy kết thúc bài kiểm tra.

Chuông vừa báo hết giờ, các bạn đã đến chỗ Alesha và hỏi:

- Này, bà cậu xin lỗi vì cái gì thế nhỉ? Chuyện cái chảo này cũng thật thú vị đấy chứ.

- Tớ không biết. Thật ra bà tớ hay xin lỗi lắm. Lúc nào bà tớ cũng nghĩ mình làm điều gì đó có lỗi với mọi người... , - Alesha ngượng nghịu trả lời và bước ra ngoài.

- Bà cụ lạ thật... - một đứa kết luận.

- Bà bạn ấy không có gì lạ đâu, - cô giáo bất ngờ nói xen vào. - Các em nên biết rằng, bà cụ Pelageya Vasilyevna một mình nuôi dạy Alesha. Đối với bà thì bạn ấy là ánh sáng trong ô cửa sổ. Dĩ nhiên, bà lúc nào cũng lo lắng cho đứa cháu duy nhất của mình, nấu ăn cho bạn ấy, chăm sóc sức khỏe cho bạn ấy. Nếu không làm như vậy thì còn làm gì nữa? Tình yêu thể hiện ngay cả trong những điều nhỏ nhặt quan trọng như vậy đấy. Hai bà cháu bạn ấy ở gần trường. Các em có thấy, Alesha thường đến lớp trước mọi người không? Đôi khi bác bảo vệ còn mở cửa cho bạn ấy. Khi các em chưa đến, thì bạn ấy lau bảng, mở cửa sổ cho thoáng. Bạn ấy cố gắng vì tất cả chúng ta, các em hiểu không? Còn hôm nay các em đã giễu cợt bạn ấy! Bạn ấy cảm thấy rất khó chịu… Tất cả các em, hãy quan tâm đến nhau nhiều hơn và đối xử với nhau tử tế hơn nhé…

* * *

Các tiết học lần lượt trôi qua. Các bạn học không còn trêu ghẹo Alesha nữa. Chúng nhìn cậu bé bằng đôi mắt hoàn toàn khác. Và tóm lại: ngày hôm đó trôi qua thật khác thường. Không đứa học trò nào chạy nhảy huỳnh huỵch, la hét, giật tóc con gái. Tất cả đám học trò dường như bị đông cứng lại và suy nghĩ về những gì đã xảy ra buổi sáng.

Đứng trước mắt chúng là một bà già nhỏ bé, tóc bạc phơ, tay áo quệt nước mắt rồi sau đó cúi đầu trước những cô cậu học trò còn bé và nói lời xin lỗi.

Tiết học cuối cùng là tiết học giáo dục công dân. Tất cả đều biết chủ đề của tiết học sẽ là câu chuyện gì.

Cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp, tất cả đều đứng dậy.

- Mời các em ngồi,... - cô giáo đáp lại lời chào. - Hôm nay chúng ta sẽ nói về sự tử tế, về tình yêu dành cho những người thân, về việc cần quan tâm đến nhau như thế nào...

Đúng lúc đó cánh cửa lớp khẽ mở... Bà cụ Polya rụt rè bước vào lớp mang theo chiếc túi xách to cũ kỹ giống như ban sáng.

- Chào các cháu của bà, bà đã hiểu rồi! - đôi mắt bà ánh lên hạnh phúc. - Ồ, thằng Alesha nhà bà đã đúng khi đỏ mặt lên và không biết nhìn vào chỗ nào! Tạo sao mà bà lại không nghĩ đến tất cả các cháu? Bà chỉ mang trứng tráng cho mỗi đứa cháu yêu của mình! Bắt nó phải ăn một mình! Các cháu yêu quý, tha lỗi cho bà nhé! Bây giờ tất cả chúng ta sẽ cùng sửa chữa lỗi lầm!

Trong khi cả lớp hoàn toàn im lặng, bà cụ Pelageya Vasilyevna lấy ra một bọc lớn từ chiếc túi to của mình.

Đầu tiên bà cụ gỡ chiếc áo ấm bằng lông cừu, rồi đến chiếc khăn quàng lông, mấy lớp giấy báo cũ và, cuối cùng, tất cả đều nhìn thấy… một chiếc nồi to tròn. Bà cụ Polya đặt chiếc nồi lên bàn giáo viên và láu lỉnh nói thầm với cô giáo:

- Nào, con gái yêu, con hãy ra lệnh đi! Cẩn thận kẻo bỏng nhé - nóng lắm đấy.

Cô giảo chủ nhiệm mở vung nồi và thốt lên nhí nhảnh:

- Các em ơi, bánh khoai tây chiên nè!

- Còn đây là đĩa và kem chua, - bà cụ tỏ ý tán thành rồi lấy từ trong túi ra đĩa và cả một lon kem chua tự làm.

Và thế là chuyện vui bắt đầu! Các cô cậu học trò ăn bánh khoai tây chiên đến phồng cả má, mút ngón tay chùn chụt, cười đùa và trêu chọc nhau. Tất cả đều vui vẻ đến nỗi không muốn ra về…

- Bà Pelageya Vasilyevna ơi, chúng cháu rất cám ơn bà! Làm thế nào bà chiên được nhiều bánh và gọt nhiều khoai tây thế? - chúng tranh nhau hỏi. - Bà có mệt không?

- Các cháu yêu quý, các cháu nói gì mà kỳ vậy! Được phục vụ người thân thiết thì thật là vui… - bà cụ vừa nói vừa chùi nước mắt. Bây giờ đó là những giọt nước mắt hạnh phúc.

- Thôi các em, cô không cần phải nói gì thêm nữa ở đây, - cô giáo mỉm cười. - Bài học hôm nay đến đây là hết… 

Người dịch: Dương Nguyên Khải.

 

Những câu chuyện của Sushkin/Yandex Zen.
Những giờ học tiếng Pháp Phần 3 5
Những giờ học tiếng Pháp. Phần 3/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Những giờ học tiếng Pháp Phần 2 5
Những giờ học tiếng Pháp. Phần 2/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Thiếu nữ có biểu hiện như bị ma nhập vì bệnh lý hiếm gặp
Thiếu nữ có biểu hiện như bị 'ma nhập' vì bệnh lý hiếm gặp

Một bé gái 14 tuổi tại TP.HCM bất ngờ xuất hiện các biểu hiện kỳ lạ như nói cười một mình, nghe thấy tiếng người văng vẳng bên tai. Gia đình hoang mang, nghĩ con bị “ma nhập” và định mời thầy cúng về làm lễ. Tuy nhiên, các bác sĩ xác định bé mắc viêm não tự miễn – một bệnh lý thần kinh hiếm gặp nhưng có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời.

Những giờ học tiếng Pháp phần 1
Những giờ học tiếng Pháp (phần 1)

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Đứa con tật nguyền
Đứa con tật nguyền

(SKTE) - Anh ta mặc chiếc quần thủng lỗ chỗ và chiếc áo khoác bẩn thỉu, dính đầy dầu mỡ bước vào toa tàu lửa điện ở điểm dừng thứ ba, rồi nâng chiếc đàn accordion treo trước ngực bằng hai sợi dây da và cất giọng ca một bài hát thê lương, thỉnh thoảng lại lắc lắc cái đầu như thể đang xua muỗi. Khi anh ta lắc đầu, những lọn tóc dài rũ xuống khuôn mặt nhăn nheo, đầy những vết trầy xước, và gần như rủ sát bộ râu rậm rạp.

Ilyushenka
Ilyushenka

(SKTE) - Đứa bé chào đời vào đúng nửa đêm. Đúng lúc đồng hồ điện tử của phòng hộ sinh nhấp nháy màu xanh lá cây, chuyển từ con số 23:59 sang 00:00. Bác sĩ và nữ hộ sinh nhìn nhau, bác sĩ khoa sơ sinh đang trực vội vàng bế thân hình bé nhỏ đang tím tái bất động đặt sang bàn thay tã rồi nhanh tay lấy ống hút.

Nghề đáng trọng nhất
Nghề đáng trọng nhất

(SKTE) - ...Tôi từng coi công việc của mẹ là nhàm chán và tẻ nhạt cho đến khi tôi dành cả ngày làm việc cùng với mẹ. Tôi chỉ không hiểu một điều: mẹ lấy đâu ra nhiều sức mạnh và nghị lực như vậy, dù ngày nào đi làm về đến nhà cũng rất mệt mỏi?..

Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh, thiếu nhi
Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh, thiếu nhi

Ngày 25/2, tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IGC Tây Ninh, thành phố Tây Ninh, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp với Công ty VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) tổ chức phát động chương trình “Vươn cao ước mơ” năm 2025.

Người ăn mày trên sân ga
Người ăn mày trên sân ga

(SKTE) - ... Anh chậm rãi đi về phía cửa ra. Một chàng trai khỏe mạnh và cao thượng. Bế người cha yếu đuối trên tay mình. Người đó đã từng bỏ rơi và phản bội anh...

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự