Thứ Ba, 24/12/2024 17:59 (GMT+7)
Đạo diễn Dương Diệu Linh chia sẻ quá trình thực hiện tác phẩm làm nên “lịch sử” điện ảnh Việt

Đạo diễn Dương Diệu Linh chia sẻ quá trình thực hiện tác phẩm làm nên “lịch sử” điện ảnh Việt

Với việc “chinh chiến” tại hàng loạt Liên hoan phim danh giá và mang về nhiều giải thưởng quan trọng - đặc biệt là 2 giải tại Liên hoan phim Venice, Mưa Trên Cánh Bướm của đạo diễn Dương Diệu Linh đang nhận được rất nhiều sự chú ý của người yêu điện ảnh. Đằng sau hành trình 5 năm thực hiện tác phẩm - từ lúc còn là một bản đề cương cho tới khi tỏa sáng trên màn ảnh rộng của Mưa Trên Cánh Bướm là rất nhiều câu chuyện thú vị.
Ảnh đại diện tin bài

Đi tìm những gương mặt của Mưa Trên Cánh Bướm 

Đạo diễn Dương Diệu Linh chia sẻ, vai chính - bà Tâm - được đo ni đóng giày cho diễn viên Tú Oanh. Năm 2018, bộ đôi từng hợp tác trong bộ phim ngắn “Ngọt, Mặn”, và Dương Diệu Linh chia sẻ cô rất ấn tượng với khả năng diễn xuất cũng như tinh thần làm việc chuyên nghiệp của diễn viên Tú Oanh. Dù xuất thân là diễn viên kịch nhưng Tú Oanh rất nhạy cảm trong việc nắm bắt yêu cầu của từng cỡ cảnh, và có khả năng tiết chế cảm xúc cũng như biểu cảm một cách tinh tế.

 

Trong khi đó, vai nữ chính còn lại - Hà - được giao cho gương mặt trẻ lần đầu chạm ngõ điện ảnh - Nam Linh. Vai Hà đòi hỏi một cô gái có ngoại hình nữ tính nhưng vẫn có khí chất mạnh mẽ, gai góc nhưng vẫn thể hiện được nội tâm chông chênh bất ổn của một người trẻ. Nhà sản xuất của bộ phim - Ka Nguyen - tình cờ gặp Nam Linh khi cô là trợ lý sản xuất của một bộ phim khác, và giới thiệu với Dương Diệu Linh về “một cô bé trợ lý có gương mặt rất sáng”. Ê-kíp đã gọi Nam Linh lên diễn thử, và đạo diễn Dương Diệu Linh nói cô như “trúng tiếng sét ái tình” ngay lần đầu gặp Nam Linh. 

 

Người đàn ông trong gia đình bà Tâm - ông Thành - do diễn viên Lê Vũ Long thủ vai, người đã từng chinh phục trái tim khán giả nữ qua tác phẩm Xin Hãy Tin Em năm nào. Dương Diệu Linh nói: “Quá trình tìm được anh Long cũng rất gian nan, và tôi nhận ra quả thật để tìm được một người đàn ông vừa đúng chuẩn gia giáo Hà Nội, lại có chút lãng mạn nội tâm quả thực rất khó. Cũng may sau đó tôi được đồng sản xuất chị Trần Thị Bích Ngọc giúp kết nối với anh Long. Mỗi lần gặp nhau để bàn về nhân vật của hai anh em luôn rất vui vẻ, giống như hai đồng nghiệp cùng bàn về sáng tạo nghệ thuật vậy. Bản thân anh Long là nghệ sĩ và biên kịch múa nên khả năng thể hiện qua hình thể của anh là một thế mạnh lớn cho nhân vật Thành.”

Cuối cùng, vai Trọng - bạn thân của Hà được giao cho Bùi Thạc Phong, cũng là một gương mặt mới. Dương Diệu Linh nói: “Cũng giống như với Nam Linh, khi xem Phong diễn thử lần đầu thì bản năng của tôi đã mách bảo đây chính là nhân vật của mình bước ra từ trang giấy đây rồi.” Đạo diễn cũng chia sẻ một câu chuyện thú vị về Phong, rằng mỗi lần lên set, Phong hầu như không dùng điện thoại mà chỉ tập trung vào công việc, đến mức anh chàng từng bỏ quên điện thoại trên set quay từ đầu ngày, và phải về đến nhà mới phát hiện ra. 

 

 

Những điểm nhấn nghệ thuật được tạo nên bởi từng thành viên ê-kíp

Đạo diễn Dương Diệu Linh cho biết, phong cách làm việc của cô là đối xử với tất cả các nhân sự trên set quay như một đối tác sáng tạo. Điều duy nhất đạo diễn nắm trong tay là tầm nhìn về ngôn ngữ điện ảnh của bộ phim, và cảm xúc mà cô muốn tạo ra cho từng cảnh quay. Đây cũng là bài toán Dương Diệu Linh đặt ra cho các đồng sự của mình, với niềm tin tưởng tuyệt đối vào kiến thức chuyên môn của họ, để cùng tìm hướng giải quyết tối ưu nhất. 

 

Ví dụ như, phần lời thoại trong cảnh cuối giữa Hà và Trọng được viết phần lớn  bởi chính hai diễn viên Nam Linh và Thạc Phong, dựa trên ý tưởng có sẵn của đạo diễn. Ở thời điểm đó Linh và Phong đã có khoảng hai tháng đào sâu về tâm lí nhân vật của mình, và gần như hóa thân vào cùng nhân vật. 

Hay trong cả bộ phim, khán giả sẽ chỉ thấy duy nhất một lời thoại của nhân vật người chồng - ông Thành. Đây cũng chính là gợi ý của chính diễn viên Lê Vũ Long sau quá trình tìm hiểu về tâm lí nhân vật và ý đồ của đạo diễn với nhân vật. 

 

Trong khi đó, những trải nghiệm thực tế từ việc “làm mẹ” của Tú Oanh và chứng kiến những đứa con của mình rời xa tổ ấm để theo đuổi đam mê khiến cô vô cùng xúc động khi diễn xuất trong cảnh phim Hà thông báo sẽ đi du học. Cô thậm chí đã phải rất cố gắng để không khóc, dẫn đến những giọt nước mắt đầy cảm xúc ở phần cuối cảnh quay mà khán giả sẽ được chứng kiến khi phim chính thức ra rạp.

Không chỉ có các diễn viên, từng thành viên trong đoàn phim cũng có quyền tự do tham gia vào quá trình sáng tạo, như thành viên tổ thu thanh có thể cùng đạo diễn chỉnh lại thoại phim, thiết kế mỹ thuật có thể tham gia thiết kế chuyển động của diễn viên và máy quay… Tất cả những nỗ lực tuyệt vời đến từ mỗi thành viên đoàn phim đã tạo nên một Mưa Trên Cánh Bướm gần gũi nhưng cũng đầy tính sáng tạo, chinh phục không chỉ giới phê bình mà bất cứ khán giả nào từng thưởng thức bộ phim.
Đông Vũ
Những giờ học tiếng Pháp Phần 3 5
Những giờ học tiếng Pháp. Phần 3/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Những giờ học tiếng Pháp Phần 2 5
Những giờ học tiếng Pháp. Phần 2/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Thiếu nữ có biểu hiện như bị ma nhập vì bệnh lý hiếm gặp
Thiếu nữ có biểu hiện như bị 'ma nhập' vì bệnh lý hiếm gặp

Một bé gái 14 tuổi tại TP.HCM bất ngờ xuất hiện các biểu hiện kỳ lạ như nói cười một mình, nghe thấy tiếng người văng vẳng bên tai. Gia đình hoang mang, nghĩ con bị “ma nhập” và định mời thầy cúng về làm lễ. Tuy nhiên, các bác sĩ xác định bé mắc viêm não tự miễn – một bệnh lý thần kinh hiếm gặp nhưng có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời.

Những giờ học tiếng Pháp phần 1
Những giờ học tiếng Pháp (phần 1)

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Đứa con tật nguyền
Đứa con tật nguyền

(SKTE) - Anh ta mặc chiếc quần thủng lỗ chỗ và chiếc áo khoác bẩn thỉu, dính đầy dầu mỡ bước vào toa tàu lửa điện ở điểm dừng thứ ba, rồi nâng chiếc đàn accordion treo trước ngực bằng hai sợi dây da và cất giọng ca một bài hát thê lương, thỉnh thoảng lại lắc lắc cái đầu như thể đang xua muỗi. Khi anh ta lắc đầu, những lọn tóc dài rũ xuống khuôn mặt nhăn nheo, đầy những vết trầy xước, và gần như rủ sát bộ râu rậm rạp.

Ilyushenka
Ilyushenka

(SKTE) - Đứa bé chào đời vào đúng nửa đêm. Đúng lúc đồng hồ điện tử của phòng hộ sinh nhấp nháy màu xanh lá cây, chuyển từ con số 23:59 sang 00:00. Bác sĩ và nữ hộ sinh nhìn nhau, bác sĩ khoa sơ sinh đang trực vội vàng bế thân hình bé nhỏ đang tím tái bất động đặt sang bàn thay tã rồi nhanh tay lấy ống hút.

Nghề đáng trọng nhất
Nghề đáng trọng nhất

(SKTE) - ...Tôi từng coi công việc của mẹ là nhàm chán và tẻ nhạt cho đến khi tôi dành cả ngày làm việc cùng với mẹ. Tôi chỉ không hiểu một điều: mẹ lấy đâu ra nhiều sức mạnh và nghị lực như vậy, dù ngày nào đi làm về đến nhà cũng rất mệt mỏi?..

Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh, thiếu nhi
Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh, thiếu nhi

Ngày 25/2, tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IGC Tây Ninh, thành phố Tây Ninh, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp với Công ty VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) tổ chức phát động chương trình “Vươn cao ước mơ” năm 2025.

Người ăn mày trên sân ga
Người ăn mày trên sân ga

(SKTE) - ... Anh chậm rãi đi về phía cửa ra. Một chàng trai khỏe mạnh và cao thượng. Bế người cha yếu đuối trên tay mình. Người đó đã từng bỏ rơi và phản bội anh...

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự