Thứ Tư, 22/01/2025 11:40 (GMT+7)

Lì xì ngày Tết cho trẻ như thế nào để không bị biến tướng?

Lì xì đầu năm được coi là một mỹ tục trong văn hóa người Việt, mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, bình an cho năm mới, nhưng ngày nay đang dần biến tướng.
Ảnh đại diện tin bài

Không rõ từ bao giờ, nhưng từ đời này qua đời khác, người Việt vẫn truyền nhau tục mừng tuổi (lì xì) đầu năm mới. Bắt đầu từ thời khắc giao thừa thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người lại cùng quây quần bên nhau, người lớn lì xì cho trẻ nhỏ mong cho hay ăn, chóng lớn, học giỏi, con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ thể hiện lòng thành kính biết ơn, cầu chúc năm mới nhiều phước an.

Mừng tuổi đầu năm vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng theo thời gian, đang dần có những biến đổi. Những ngày gần đây, dịch vụ đổi tiền mới đắt như tôm tươi dù phí cao ngất, lên tới 20%. Một nhân viên ngân hàng ở Hà Nội kể rằng, cứ dịp Tết, người thân, bạn bè lại nhờ đổi tiền mới hộ. Có người đổi vài triệu, người vài chục triệu với các mệnh giá khác nhau từ to tới nhỏ. Tiền mới được đổi chủ yếu để phục vụ việc lì xì đầu năm.

Hoặc nếu tìm kiếm trên Google, chỉ cần nhập từ khóa “đổi tiền lì xì”, ngay lập tức hiện lên hàng trăm trang đổi tiền lẻ, với các tên như: “Đổi tiền mới nguyên series”, “Dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới”, “Đổi tiền lì xì Tết phí chỉ 3%”, “Đổi tiền mới, tiền lẻ, tiền lì xì”…

Tôi có người bạn, mới về nhà chồng được vài tháng, trước Tết, ngoài việc dọn dẹp, sắm Tết, thì việc mất nhiều thời gian nhất là chạy khắp nơi đổi tiền mới để lo mừng tuổi con cháu hai bên. Thậm chí phải mất cả buổi tối lên danh sách xem nhà có bao nhiêu cháu, mỗi cháu mừng tuổi bao nhiêu để ra tổng số tiền cần có. Lại phải tính thêm cả những lì xì phụ, nếu đến chúc Tết gặp trẻ con hàng xóm nhà họ hàng thì mừng tuổi thế nào.

Chuyện trước khi đi chúc Tết phải nhìn xem ví có bao nhiêu tiền là chuyện có thật, đôi khi không lì xì hay lì xì ít lại thấy ái ngại, nhưng lì xì nhiều, nhà có cả hàng chục cháu, thì lại “đau ví”.

Lại có những thực tế rằng, nhiều trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi người lớn, chẳng hề để ý đến ý nghĩa hay những câu chúc khi được lì xì, mà chỉ chăm chú mở xem “ruột” được bao nhiêu tiền.

PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh lý giải, tục mừng tuổi đầu năm vốn mang ý nghĩa tốt đẹp, xuất phát từ văn hóa ứng xử giữa con người với con người, đặc biệt là những người có quan hệ huyết thống, sau đó mở rộng ra các mối quan hệ xã hội khác nhau như giữa người lớn với trẻ em, giữa thầy với trò, thủ trưởng với nhân viên.

Đầu năm mới, trao nhau lì xì là cách để thể hiện sự quan tâm, chúc cho một năm mới tốt lành, vạn sự an. Hoặc khi con cái lì xì cho bố mẹ tỏ lòng biết ơn, dưỡng dục, sinh thành...

PGS.TS Lê Quý Đức cho biết, cũng bởi vậy mà lì xì không cần phải là món tiền lớn, chỉ cần những đồng tiền mệnh giá nhỏ, gọi là lấy may. Theo tục xưa, tiền lì xì thường bằng đồng chinh nhỏ, gói vào giấy đỏ, biểu hiện cho sự may mắn.

PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

 

Chuyên gia văn hóa này cũng thẳng thắn cho rằng, hiện nay tục lì xì đang dần bị biến tướng thành đút lót, mang tính thương mại hóa. Trong thời gian, không gian hiếm hoi của năm, mà cả 2 bên đều thấy việc đưa và nhận là không tiêu cực. “Nhiều người Tết vẫn lì xì cho sếp hay con sếp, hoặc những người mình nhờ vả, không chỉ mang ý nghĩa trả ơn mà còn mong nhận được ưu đãi gì đó. Điều này làm mất đi ý nghĩa vốn có, cái thiêng liêng của tục lì xì. Cũng có những chỗ lì xì cần sự đồng loạt, ví dụ như ông chủ mừng tuổi nhân viên đầu năm, thì cần công bằng giữa mọi người, thế nhưng với con trẻ đôi khi lại không tốt”.

So sánh tục lì xì của người Việt với việc phát quà của ông già Noel ở các nước phương Tây, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, việc bố mẹ tìm hiểu xem con thực sự thích gì sau đó nhờ ông già Noel tặng món quà đó cho con trẻ sẽ phù hợp với nhu cầu của trẻ và có thể cá thể hóa món quà.

PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, việc lì xì đầu năm bằng quà, hay tiền tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ, có những trẻ cần tiền lì xì để chi cho những khoản tiền học phí, mua sắm sách vở..., nhưng cũng có những trẻ lại thích những món quà hiện vật. Dù lì xì gì đi nữa, của cho vẫn không bằng cách cho, quan trọng nhất vẫn là tình cảm, sự chân thành.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc lì xì, không tự ý mở lì xì trước mặt người tặng, biết trân trọng món quà ngày Tết mà người khác tặng cho mình.

PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, tục lì xì đầu năm chỉ đúng với nét đẹp văn hóa vốn có của nó khi cả người nhận và người lì xì đều không cần lo nghĩ quá nhiều về mệnh giá đồng tiền bên trong, đặc biệt, những đứa trẻ nhận lì xì không bị cuốn vào vòng xoáy tiền bạc, thực dụng của người lớn./.

Nguyễn Trang/VOV.VN
Những lý do không thể bỏ lỡ phim “Mưa Trên Cánh Bướm”
Những lý do không thể bỏ lỡ phim “Mưa Trên Cánh Bướm”

Mưa Trên Cánh Bướm - bộ phim gây bão mạng xã hội khi giành 2 chiến thắng tại Liên hoan phim Venice đã chính thức khởi chiếu tại Việt Nam. Tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn trẻ Dương Diệu Linh được lựa chọn là phim Việt “xông đất” năm 2025, hứa hẹn một năm đột phá của điện ảnh nước nhà.

Đạo diễn Dương Diệu Linh chia sẻ quá trình thực hiện tác phẩm làm nên “lịch sử” điện ảnh Việt
Đạo diễn Dương Diệu Linh chia sẻ quá trình thực hiện tác phẩm làm nên “lịch sử” điện ảnh Việt

Với việc “chinh chiến” tại hàng loạt Liên hoan phim danh giá và mang về nhiều giải thưởng quan trọng - đặc biệt là 2 giải tại Liên hoan phim Venice, Mưa Trên Cánh Bướm của đạo diễn Dương Diệu Linh đang nhận được rất nhiều sự chú ý của người yêu điện ảnh. Đằng sau hành trình 5 năm thực hiện tác phẩm - từ lúc còn là một bản đề cương cho tới khi tỏa sáng trên màn ảnh rộng của Mưa Trên Cánh Bướm là rất nhiều câu chuyện thú vị.

Nhiều hoạt động dành cho trẻ nhỏ tại Hội sách Giáng sinh 2024
Nhiều hoạt động dành cho trẻ nhỏ tại Hội sách Giáng sinh 2024

Hội sách Giáng sinh 2024 với nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn cho các độc giả nhỏ tuổi sẽ diễn ra tại Vincom Phạm Ngọc Thạch và Phố Sách 19/12, Hà Nội. Hội sách do Đinh Tị Books tổ chức với chủ đề "Noel rộn ràng yêu thương - Săn sách hay giảm đến 70%".

Loạt phim hoạt hình đình đám sắp ra rạp
Loạt phim hoạt hình đình đám sắp ra rạp

Dịp cuối năm, phòng vé đã sẵn sàng cùng các fan của thể loại anime trải qua dịp lễ hội bùng nổ. Bạn đã sẵn sàng cho loạt phim hoạt hình chất lượng đến từ điện ảnh Nhật Bản?

Mưa lời khen dành cho bom tấn phim hoạt hình “Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn”
Mưa lời khen dành cho bom tấn phim hoạt hình “Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn”

Từ năm 2021, những thông tin đầu tiên về dự án anime đầy tham vọng của New Line Cinema và Warner Bros. Pictures Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn: Cuộc Chiến Của Rohirrim đã được hé lộ, khiến người hâm mộ của thương hiệu huyền thoại này không khỏi chờ mong. Và đầu tháng 12 năm nay, những buổi chiếu ra mắt của bộ phim đã được tổ chức tại hàng loạt quốc gia, nhận về mưa lời khen từ giới phê bình trước thềm chính thức khởi chiếu từ 13/12.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Chương cuối
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Chương cuối)

(SKTE)- Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm là một trong những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Chương 11
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Chương 11)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm là một trong những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam