Chủ Nhật, 06/07/2025 20:56 (GMT+7)

Trạm yêu thương - Cô gái trẻ bị bại não, khuyết tật và sự lan tỏa cuộc sống tích cực

(SKTE) - Đây là câu chuyện của chị Thân Thị Biên (22 tuổi, sống ở H.Yên Dũng, (Bắc Giang cũ), nay là tỉnh Bắc Ninh), đang được cư dân mạng quan tâm những ngày qua. Thông qua tài khoản mạng xã hội cá nhân có tên “Cô bé tích cực”, chị Biên bị mắc bại não, khuyết tật - kể về cuộc sống thường ngày nổ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, với chiếc xe lăn để làm việc, chia sẻ qua các video clip trên mạng xã hội.
Ảnh đại diện tin bài

Trạm yêu thương - Cô gái trẻ bị bại não, khuyết tật và sự lan tỏa cuộc sống tích cực. (Ảnh: BTC)

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh giành Giải NhấtChung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật 2025 - Tiếng hát từ trái tim!“Trái tim trẻ”: Nhịp đập yêu thương giữa đời thườngHội Cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hà Nội: 25 năm lan tỏa tinh thần nhân ái “Không để ai bị bỏ lại phía sau”TS.BS Lê Thành Khánh Vân – Người chăm sóc sức khỏe cho những trái tim trẻ em!Nắng ấm vùng cao - Hành trình tình nguyện, lan tỏa yêu thương cho các em nhỏ ở Nà PhặcLan tỏa giá trị nhân văn từ hành trình chữa lành cho những trẻ em kém may mắn

Chia sẻ những khoảnh khắc thường ngày gắn liền với chiếc xe lăn, cô gái trẻ mắc bại não Thân Thị Biên đã nhận rất nhiều view của cư dân mạng vì lan tỏa năng lượng vui vẻ, tích cực... "Trạm yêu thương - Tích cực sống" số này là hành trình cảm động của một con người vượt qua nghịch cảnh để sống tử tế, sống có ích cho đời. Chương trình đã lên sóng lúc 10h00 sáng thứ Bảy, ngày 14/06/2025 (đã phát sóng) trên kênh VTV1.

Lan tỏa cuộc sống tích cực

Dù việc đi lại di chuyển gặp khó khăn, mất kiểm soát tứ chi, vì căn bệnh bại não nhưng cô gái vẫn lạc quan, cố gắng làm mọi việc trong khả năng của mình. Khi xem clip, nhiều người bày tỏ ngưỡng mộ trước nghị lực, sự kiên cường của cô gái bại não có vóc dáng nhỏ nhắn. Cư dân mạng cho biết họ được truyền năng lượng sống tích cực từ những clip của Biên.

Chị Thân Thị Biên và bà nội chia sẻ trong chương trình: Trạm yêu thương - Tích cực sống" số này là hành trình cảm động của một con người vượt qua nghịch cảnh để sống tử tế, sống có ích cho đời.  (Ảnh: BTC)

Xuất phát điểm không may mắn, khó khăn...

Đây là câu chuyện của chị Thân Thị Biên (22 tuổi, sống ở H.Yên Dũng, (Bắc Giang cũ), nay là tỉnh Bắc Ninh), đang được cư dân mạng quan tâm những ngày qua. Thông qua tài khoản mạng xã hội cá nhân có tên “Cô bé tích cực”, chị Biên bị mắc bại não, khuyết tật - kể về cuộc sống thường ngày nổ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, với chiếc xe lăn để làm việc, chia sẻ qua các video clip trên mạng xã hội.

Chia sẻ trên trang cá nhân mạng xã hội về cuộc sống tích cực, vươn lên vượt qua khó khăn. (Ảnh chụp MXH)

Chia sẻ với pv báo chí, chị Biên kể mình mắc bệnh bại não bẩm sinh, từ nhỏ đã không phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Nhờ tình yêu thương, sự nuôi nấng, chăm sóc của người thân, đặc biệt là ông bà nội, cô gái mới có thể trưởng thành và dần thích nghi với cuộc sống, dẫu xuất phát điểm đã không may mắn.

“Ngày trước, ông bà đã cố gắng chạy chữa cho mình nhiều nơi, nhưng việc đi lại, sinh hoạt của mình không thể nào như người bình thường được. Chân mình yếu, chỉ có thể đi chật vật chừng 1 – 2 m nên chủ yếu ngồi xe lăn, tay chân cũng không kiểm soát được nên việc sinh hoạt, ăn uống vẫn cần người nhà hỗ trợ”, chị Biên kể.

Từ thuở ấu thơ, chị Biên đã mặc cảm với khiếm khuyết của bản thân. Đặc biệt sau mỗi lần va phải ánh mắt kỳ thị hay những lời nói khó nghe từ một số người xung quanh, chị không dám ra ngoài.

Mãi đến cuối năm 2023, khi bắt đầu tham gia mạng xã hội và quen biết được nhiều người bạn, nhận được sự động viên, ủng hộ của nhiều người, chị bắt đầu tự tin hơn về bản thân. Từ đây, cô gái trẻ mở lòng, không còn mặc cảm hay tự ti.

“Mình bắt đầu ra ngoài nhiều hơn, thích ra ngoài, khi thì đi mua đồ ăn, khi thì buôn bán phụ bà. Mình cũng kết giao thêm nhiều bạn mới và thấy thế giới ngoài kia có nhiều điều tươi đẹp biết bao”, chị Biên bày tỏ.

Nhà hảo tâm chia sẻ, hỗ trợ động viên, cùng với hoàn cảnh của chị Biên trong chương trình. (Ảnh: BTC)


Biết ơn ông bà, người thân!


Chị Biên cũng bắt đầu tham gia vào các hội nhóm người khuyết tật ở địa phương và quen được nhiều người đồng cảnh ngộ. Thấy nhiều người sức khỏe yếu hơn mình nhưng vẫn lạc quan, vui sống, chị lại càng có động lực để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Quyết định chia sẻ cuộc sống thường ngày lên mạng xã hội, chị Biên hy vọng có thể lưu giữ những kỷ niệm của bản thân cũng như lan tỏa tinh thần tích cực tới mọi người. Mặt khác, chị cho biết mình cũng được tiếp thêm năng lượng tích cực từ rất nhiều người xa lạ.

Bà nội là người luôn chia sẻ đồng hành cùng với chị Biên, cùng với những người thân, bàn bè cộng đồng người khuyết tật. (Ảnh: BTC) 

Đối với cô cháu gái, nếu không có ông bà nội, chị đã không có cuộc đời hôm nay. Đó là lý do chị xem ông bà là ân nhân lớn nhất cuộc đời mình. Bà Hoàng Thị Hường (70 tuổi), bà nội chị Biên, cho biết: bà vô cùng xót xa khi cháu gái vừa sinh ra đã bất hạnh, nên ông bà dành tất cả tình yêu thương để nuôi nấng và chăm sóc.

“Vợ chồng tôi tìm cách để chạy chữa cho cháu nhưng không khỏi. Gia đình làm nông, chúng tôi nuôi cháu khôn lớn trưởng thành, mong cho cháu được sống hạnh phúc như những đứa trẻ khác”, người bà chia sẻ.

Trạm yêu thương – "Tích cực sống" - câu chuyện về cô gái Thân Thị Biên, là hành trình từ một cô bé trẻ mắc căn bệnh bại não, tự ti, mặc cảm về bản thân mình, giờ đây Biên đã bước ra khỏi “bóng tối”, trở thành người mang nguồn năng lượng tích cực, vui vẻ đến cho mọi người xung quanh... Vẫn còn rất nhiều điều thú vị đang chờ mọi người, các bạn cùng khám phá trong chương trình "Trạm yêu thương" với những chủ đề ý nghĩa, sẽ lên sóng trong khung giờ quen thuộc 10h sáng thứ Bảy hàng tuần, trên kênh VTV1.

Đại Lộc
Trạm yêu thương Như hoa hướng dương, vươn lên và yêu cuộc sống
Trạm yêu thương: Như hoa hướng dương, vươn lên và yêu cuộc sống!

(SKTE) - Tai nạn giao thông bất ngờ đã lấy đi một bên chân của chị Nguyễn Thu Hương (ở tỉnh Tuyên Quang), khi con gái mới chập chững lên 3 tuổi… Nhưng không thể lấy đi khát vọng và ý chí đứng lên, bước tiếp của chị. Từ buôn bán truyền thống đến kinh doanh online, chị Hương không ngừng tìm hướng đi mới, vừa mưu sinh, vừa lan tỏa năng lượng tích cực tới những người cùng cảnh ngộ. Bởi phía sau chị, luôn là điểm tựa vững vàng mang tên: Gia đình!

Nghị lực của học trò khuyết tật
Nghị lực của học trò khuyết tật

Sinh ra trong hoàn cảnh bị khuyết tật là một thiệt thòi. Muốn hòa nhập với cuộc sống, các em cần nỗ lực rất lớn. Chẳng những vậy, nhiều trẻ còn mạnh mẽ, cố gắng học tập đạt thành tích xuất sắc để theo đuổi ước mơ, hoài bão, đem khát vọng tốt đẹp phục vụ cộng đồng.

Trạm yêu thương Như hoa hướng dương, vươn lên và yêu cuộc sống
Trạm yêu thương: Như hoa hướng dương, vươn lên và yêu cuộc sống!

(SKTE) - Tai nạn giao thông bất ngờ đã lấy đi một bên chân của chị Nguyễn Thu Hương (ở tỉnh Tuyên Quang), khi con gái mới chập chững lên 3 tuổi… Nhưng không thể lấy đi khát vọng và ý chí đứng lên, bước tiếp của chị. Từ buôn bán truyền thống đến kinh doanh online, chị Hương không ngừng tìm hướng đi mới, vừa mưu sinh, vừa lan tỏa năng lượng tích cực tới những người cùng cảnh ngộ. Bởi phía sau chị, luôn là điểm tựa vững vàng mang tên: Gia đình!

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Bế mạc chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III
Bế mạc chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Ngày 16/6, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao Giải chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III năm 2025 với chủ đề "Tiếng hát từ trái tim". Hội thi đã góp phần cổ vũ, động viên người khuyết tật tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật 2025 - Tiếng hát từ trái tim
Chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật 2025 - Tiếng hát từ trái tim!

(SKTE) - Tối 15/6, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam (ASVHO) chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tổ chức Vòng Chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề "Tiếng hát từ trái tim”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tới dự Hội thi.

Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống
Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự