Chủ Nhật, 21/04/2024 11:29 (GMT+7)

Anh Bùi Quang Huy: 'Nghiên cứu mô hình cụ thể để tăng cường bảo vệ trẻ em'

Tại Hội nghị Hội đồng Đội T.Ư, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đề nghị tổ chức Đội cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai những giải pháp, chương trình, hoạt động, mô hình cụ thể để tăng cường bảo vệ trẻ em.
Ảnh đại diện tin bài

Chiều 5.1, tại Hà Nội, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Hội nghị Hội đồng Đội T.Ư kỳ họp lần thứ nhất, khóa IX. Tham dự hội nghị có anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, các chuyên gia, nhà khoa học.

Giáo dục trẻ em đạt nhiều kết quả quan trọng
Phát biểu tại hội nghị, anh Bùi Quang Huy cho biết, trong thời gian qua, công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước cũng như công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

"Công tác giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống văn hóa góp phần hình thành nhân cách cho thiếu nhi thông qua các phong trào, chương trình, hoạt động được quan tâm, chú trọng, có nhiều điểm đổi mới; sáng tạo trong phương thức, cách làm, gắn với nhu cầu và thu hút đông đảo đội viên, thiếu niên, nhi đồng tham gia", anh Bùi Quang Huy nói.

Theo anh Bùi Quang Huy, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em được quan tâm triển khai.

Công tác xây dựng tổ chức Đội các cấp được tăng cường. Đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi được quan tâm trong đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và cơ chế, chính sách.

Nhiều sân chơi mới đã được Hội đồng Đội T.Ư chỉ đạo triển khai phù hợp với thiếu nhi bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Nhiều chương trình, hoạt động sáng tạo, có ý nghĩa thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được Đảng, Nhà nước phân công đã được chú trọng tổ chức, được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao.

Đổi mới để phong trào mang "hơi thở" của thời đại mới

Anh Bùi Quang Huy cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức Đội là giáo dục thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

"Chúng ta có thể thực hiện việc đó bằng nhiều phương pháp, cách thức, nhưng tựu trung lại có hai môi trường giáo dục chính là trong nhà trường và ngoài nhà trường. Ở cả hai môi trường đó, phương pháp hiệu quả nhất đối với tổ chức Đội là thông qua phong trào, bởi phong trào xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống để đáp ứng nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng của thiếu nhi; là nơi các em tự học tập, tự rèn luyện để trưởng thành", anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh.

Anh Bùi Quang Huy: 'Nghiên cứu mô hình cụ thể để tăng cường bảo vệ trẻ em'- Ảnh 2.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang và các đại biểu chủ trì hội nghị

MINH HIỂN

Anh Bùi Quang Huy đánh giá, so với các phong trào khác của thanh niên, phong trào của Đội có thời gian triển khai trong hàng chục năm và có sức sống lâu bền trong thiếu nhi.

"Chúng ta đều biết, phong trào càng có tính ổn định lâu dài thì càng ăn sâu vào tâm thức thiếu nhi; nhưng cũng có một thách thức lớn là làm sao đổi mới nội dung và phương thức để phong trào mang "hơi thở" của thời đại mới, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu ngày càng cao của thiếu nhi", anh Bùi Quang Huy đề xuất.

Anh Bùi Quang Huy cho biết, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII xác định chỉ đạo triển khai hiệu quả phong trào "Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy" và các phong trào như "Nghìn việc tốt", "Kế hoạch nhỏ"... Hội đồng Đội cần nghiên cứu để tiếp tục chỉ đạo triển khai các phong trào phù hợp với nhóm thiếu niên, nhi đồng ở các khu vực, địa bàn, vùng miền.

Đồng thời, anh Bùi Quang Huy mong muốn Hội đồng Đội T.Ư tiếp tục nghiên cứu, triển khai những giải pháp, chương trình, hoạt động, mô hình cụ thể để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; giám sát xã hội trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của trẻ em; tăng cường bảo vệ trẻ em; nắm chắc tình hình thiếu nhi trên địa bàn; chủ động và kịp thời lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em.

Anh Bùi Quang Huy: 'Nghiên cứu mô hình cụ thể để tăng cường bảo vệ trẻ em'- Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự hội nghị

MINH HIỂN

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe và tham gia ý kiến góp ý vào dự thảo Chương trình làm việc toàn khóa của Hội đồng Đội T.Ư khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; Kế hoạch triển khai Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em năm 2024.

Hội nghị cũng cho ý kiến về báo cáo tình hình trẻ em, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và hoạt động của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng trẻ em năm 2023; cho ý kiến về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Đội và phong trào thiếu nhi học kỳ 2, năm học 2023 - 2024…

0
Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư
Xây dựng pháp luật đất đai, đảm bảo hành lang pháp lý giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư

(SKTE) - Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật”, do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 25/7/2025 tại Hà Nội. Chủ trì và phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc, nhấn mạnh: "Xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý đất đai, đầu tư dự án, phải dung hòa giữa quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư, không thể vì đầu tư mà buông lỏng quản lý, nhưng cũng không nên vì quản lý mà làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư".

Vì tương lai trọn vẹn của mỗi gia đình và thế hệ trẻ
Vì tương lai trọn vẹn của mỗi gia đình và thế hệ trẻ

Trong xã hội hiện đại, nhận thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân - một khâu chuẩn bị quan trọng trước khi bước vào cuộc sống gia đình vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ nhiều bạn trẻ.

Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

(SKTE)- Ngày 16/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam thông tin, số liệu ước tính về tỷ lệ tiêm chủng bao phủ quốc gia (WUENIC) ở Việt Nam do hai tổ chức trên thu thập và công bố cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine.

Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững
Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam: Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững

(SKTE) - Sáng 15/7/2025, tại Hà Nội, Diễn đàn "Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2026–2030, định hướng đến năm 2045", đã diễn ra. Các chuyên gia về kinh tế, doanh nghiệp, đã cùng thảo luận, đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua; đồng thời trao đổi về những nội dung, xác lập mô hình tăng trưởng mới, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh, phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững...

Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng
Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi thông tin, thời gian qua, hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định, nổi bật là công tác bảo vệ vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng đến năm 2024 đạt hơn 59%. Cùng với đó, công tác phối hợp tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép được thực hiện thường xuyên nên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp được kiểm soát, các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành
Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự