Thứ Tư, 25/12/2024 08:42 (GMT+7)

Bài test tâm thần phân liệt chính xác tại nhà

(SKTE) - Bài test tâm thần phân liệt do Viện Nghiên cứu Revive (Mỹ) đưa ra giúp các cá nhân đánh giá họ có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Ảnh đại diện tin bài

Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng mạn tính, làm cho người bệnh dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong với những hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu. Khoảng 1% dân số toàn cầu mắc căn bệnh này. 

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng với một số yếu tố nguy cơ như di truyền, miễn dịch, nhiễm độc. Giai đoạn bệnh nặng, tiến triển cần điều trị nội trú tại cơ sở chuyên khoa. Người bệnh có các triệu chứng tâm thần liên quan đến mất liên lạc với thực tế và sống trong một thế giới do chính họ tạo ra.

Dưới đây là bài test tâm thần phân liệt do Viện Nghiên cứu Revive (Mỹ) đưa ra giúp các cá nhân đánh giá họ có nguy cơ bị tâm thần phân liệt không. Bài test chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nghi ngờ có bệnh vẫn cần sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Trắc nghiệm có 10 câu hỏi, bạn chọn trả lời: Có hoặc Không. 

1. Bạn có bao giờ thấy mọi thứ xung quanh trở nên xa lạ, khó hiểu, đáng sợ hoặc siêu thực không?

2. Bạn có nghe thấy những âm thanh như tiếng đập, tiếng chuông, tiếng vỗ tay và tiếng rít trong tai mặc dù những âm thanh này không hề xảy ra?

3. Bạn đã bao giờ cảm thấy mình gần như không thể kiểm soát được suy nghĩ của mình chưa?

4. Bạn có thấy khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình vì bạn thường nói lan man hoặc lạc đề?

5. Bạn có cảm thấy người khác liên tục theo dõi hoặc bàn tán về bạn không?

6. Bạn có nhìn thấy những thứ bất thường như ánh sáng chói lòa, tia chớp không?

7. Bạn có nghĩ rằng niềm tin và suy nghĩ của bạn khiến người khác thấy kỳ lạ không?

8. Bạn đã bao giờ nhìn ra hoặc cảm nhận những điều mà người khác không thấy không?

9. Đôi khi bạn có cảm giác bất thường như có vật gì đó dưới da (như một con bọ đang bò) không?

10. Đôi khi bạn có cảm thấy mình không tồn tại hoặc thế giới không tồn tại không?

Kết quả: Mỗi câu trả lời “Có” nhận 10 điểm.

0-40 điểm: Người làm trắc nghiệm không có khả năng bị tâm thần phân liệt.

41-100 điểm: Người làm trắc nghiệm có nguy cơ mắc bệnh.

Theo thông tin của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt bộc lộ ra bên ngoài bao gồm: 

- Thiếu hoà hợp trong tư duy: Ngôn ngữ của người bệnh thường khó hiểu. Bệnh nhân nói một mình, không nói hoặc nói rất khẽ, có khi nói liên hồi, nói lung tung hoặc lặp đi lặp lại. Giả giọng người khác hoặc đặt ra từ ngữ mới mà chỉ một mình bệnh nhân mới hiểu được. Dòng tư duy có lúc chậm lúc nhanh, có khi ngừng lại. Nội dung tư duy thường nghèo nàn, tối nghĩa.

- Thiếu hoà hợp trong cảm xúc: Cảm xúc của bệnh nhân trở nên lạ lùng, khó hiểu, thiếu tình cảm với người thân, phai nhạc những sở thích trước đây.

- Thiếu hòa hợp trong hành vi: Hành vi xung đột, khó hiểu. 

Người bệnh thường xa lánh mọi người, sống cô độc, đi lang thang không có mục đích, đôi khi có cơn kích động, hò hét, đập phá, có những động tác lặp đi lặp lại, nhún vai, nhếch mép. Một số bệnh nhân có hành vi kỳ dị như trời nắng thì mặc áo bông, trời rét thì lại ở trần. Có người lúc thì ngồi co ro một mình ở nhà, lúc thì chạy nhảy ngoài đường, can thiệp vào công việc của người khác.

An Yên
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật

(SKTE) - Theo các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, trẻ khuyết tật được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là trong việc quy định độ tuổi nhập học.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Giải pháp từ thực tiễn
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Giải pháp từ thực tiễn

Khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, các nhà trường, ngành Giáo dục địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, giúp các em tự bảo vệ mình.

Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thế giới theo Nghị quyết 57
Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thế giới theo Nghị quyết 57

Cùng với việc tổ chức các phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Hải Phòng còn tổ chức chương trình làm việc tại nước ngoài để tạo ra các mối quan hệ hợp tác hiệu quả về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn
Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh: Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn

(SKTE) - Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Nam, đơn vị cùng với Sở Y tế hướng dẫn địa phương rà soát, xem xét giải quyết những trường hợp thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 29 nhưng gặp vướng mắc khi ghi tên bệnh trong hồ sơ bệnh án không trùng với tên trong danh mục 42 tên bệnh hiểm nghèo.

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý
Hỗ trợ đồng bào vùng cao tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý vẫn còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Để xóa bỏ rào cản này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương đã không ngừng nỗ lực truyền thông, cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình. Nhờ vậy, người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam