Chủ Nhật, 26/01/2025 23:57 (GMT+7)

Bé trai 6 tuổi tử vong vì chữa viêm phổi bằng mật cá trắm

(SKTE) - Bé trai 6 tuổi ở Sơn La bị viêm phổi, được cha mẹ cho uống mật cá trắm để chữa bệnh theo lời truyền miệng khiến bé rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.
Ảnh đại diện tin bài

Trẻ tử vong do uống mật cá trắm chữa viêm phổi

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện mới tiếp nhận trường hợp bé trai (6 tuổi, ở Sơn La) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trước đó 2 tuần, trẻ bị viêm phổi điều trị tại bệnh viện huyện. Sau khi nghe lời mách rằng uống mật cá trắm có thể chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, gia đình đã tự cho cháu bé uống. Vài phút ngay sau khi uống, trẻ có biểu hiện tím tái, suy hô hấp, tim chậm. Trẻ được cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương rồi vận chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trẻ vào viện trong tình trạng hết sức nguy kịch, ngừng thở, ngừng tim. Mặc dù đã được cấp cứu có tim trở lại cũng như được các bác sĩ hết lòng cứu chữa, nhưng do tình trạng cháu quá nặng nên đã không qua khỏi. 

Một bệnh nhi được chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 

Mật cá trắm có chữa được bệnh?

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Trong 100 gam ăn được có: 91 Kcal, 17 g protein, 2,6 g lipid, 57 mg calci, 145 phospho, 0,1 mg sắt.

Cá cũng là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là một loại acid béo không no có tác dụng chống não hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em. Nhiều phụ nữ khi mang thai thường ăn cháo cá để cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu yếu cho thai nhi phát triển.

Tuy nhiên, mật cá trắm không thể chữa bệnh, nếu nuốt mật cá trắm từ 3 kg trở lên chắc chắn sẽ gây ngộ độc, có thể tử vong sau 2 ngày.

Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo nhiều trường hợp bị suy gan, suy thận do nuốt mật cá trắm để chữa bệnh do thành phần chính của mật cá trắm là 5α-cyprinol (C27H49O5) gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm gan và suy gan cấp, hoại tử ống thận gây suy thận cấp.

Triệu chứng của ngộ độc mật cá trắm là: buồn nôn và nôn rất nhiều, bệnh nhân đau bụng dữ dội sau xuất hiện ỉa chảy, ỉa máu dẫn đến dấu hiệu toàn thân, bệnh nhân rất mệt, nằm liệt giường, đau khắp người, chóng mặt, toát mồ hôi. Tình trạng viêm, hoại tử ống thận cấp xuất hiện rất sớm ngay từ khi có rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân bắt đầu đái ít, sau đó vô niệu.

Trường hợp ngộ độc nặng gây suy thận cấp, vô niệu, phù, có thể phù phổi cấp, phù não. Suy thận cấp là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm.

Hà Lam
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa giúp trẻ khoẻ mạnh trong kỳ nghỉ Tết
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa giúp trẻ khoẻ mạnh trong kỳ nghỉ Tết

(SKTE) - Thời điểm nghỉ Tết, nhiều trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn hoặc tiêu chảy do cha mẹ bận bịu, 'thả lỏng' vấn đề ăn uống của con. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý để cân bằng dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe cho trẻ có kỳ nghỉ lễ vui vẻ trước khi trở lại trường.

Mẹo bảo quản thực phẩm dịp Tết
Mẹo bảo quản thực phẩm dịp Tết

(SKTE) - Thực phẩm ngày Tết thường dư thừa và khó sử dụng hết trong thời gian ngắn. Những mẹo bảo quản dưới đây sẽ giúp bạn giữ đồ ăn tươi ngon, tiết kiệm và giúp bạn không còn lo lắng.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam