Thứ Hai, 06/01/2025 14:05 (GMT+7)

Bé trai 12 tuổi bị thương nặng khi chế tạo pháo theo hướng dẫn ở trên TikTok

(SKTE) - Bệnh nhi L.B.K (12 tuổi, đến từ Thuận An, Bình Dương) đã chịu hậu quả nghiêm trọng sau khi thử nghiệm chế pháo theo hướng dẫn từ một video trên mạng xã hội TikTok.
Ảnh đại diện tin bài

Hà Nội: Kiểm tra, phát hiện 14 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứTừ ngày 01/01/2026, trẻ em dưới 10 tuổi, thấp hơn 1,35m không được ngồi ghế hàng trước ô tôKhởi tố 2 đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây rối trật tự công cộng

Bệnh nhi 12 tuổi bị đa chấn thương nặng do pháo phát nổ trong quá trình chế tạo. Ảnh: BVCC 

Theo đó, sau kỳ thi học kỳ 1, L.B.K đã tìm hiểu cách chế tạo pháo qua hướng dẫn trên TikTok để chuẩn bị cho việc chơi Tết. Bệnh nhi đã đặt mua các nguyên liệu làm pháo như KCl3, Natri, lưu huỳnh (S). Không may, trong quá trình thử nghiệm thì gây ra vụ nổ khiến bàn tay trái của bệnh nhi bị dập nát, chảy nhiều máu. Bệnh nhi được người nhà cầm máu tạm thời và đưa đến Bệnh viện An Nhơn, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc chấn thương, đa vết thương trên tứ chi, dập nát bàn tay trái, vết thương đầu mặt, ngực, bụng, bìu, tầng sinh môn, bỏng kết giác mạc, rách giác mạc mắt 2 bên, cùng với vết thương bỏng độ 2 rải rác chiếm 40% diện tích cơ thể.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhi được chống sốc, tháo khớp cổ bàn tay trái, khâu giác mạc mắt và các vết thương khác và chuyển Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục điều trị. Hiện tại bệnh nhi còn nhiều vết thương sâu hở, cần được chăm sóc bằng các biện pháp tích cực như: 2 lần cắt lọc vết thương, chăm sóc vết thương bằng liệu pháp hút áp lực âm, kháng sinh chống nhiễm khuẩn…

Theo BSCK2 Diệp Quế Trinh - Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, các vết thương do hỏa khí thường có mức độ tàn phá rất nghiêm trọng, gây di chứng tàn tật vĩnh viễn như mất chi, mù mắt, hoặc mất chức năng các cơ quan khác, thậm chí tử vong. Những tai nạn như thế không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của nạn nhân mà còn trở thành gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội.

Điều đáng lo ngại là lứa tuổi thiếu niên từ 12-18 thường hay tò mò, thích khám phá và dễ bắt chước các nội dung nguy hiểm trên mạng xã hội.

Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn bỏng, việc sơ cứu đúng cách rất quan trọng. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường, làm mát vùng bị bỏng. Trong trường hợp chảy máu cần băng ép cầm máu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, lòng trắng trứng hay kem đánh răng vì có thể gây nhiễm trùng và làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bậc phụ huynh cần tăng cường giám sát và giáo dục con em về những nguy hiểm tiềm ẩn từ việc bắt chước các nội dung có hại trên mạng xã hội. Đồng thời, cũng cần chú ý đến các nguy cơ gây phỏng khác trong sinh hoạt hàng ngày như nước sôi và điện, bằng cách đảm bảo các yếu tố nguy hiểm này nằm ngoài tầm với của trẻ em.

Danh Hưng
Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu
Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu

( SKTE) - Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, khi những đứa trẻ khắp nơi háo hức chờ đợi được mặc quần áo mới, tung tăng chơi đùa dưới ánh nắng xuân, thì bé N.T.H.N., 6 tuổi đang điều trị ung thư máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ có một điều ước giản dị: được khỏi bệnh để về nhà đón Tết cùng cha mẹ và anh trai. Ước mơ bé nhỏ ấy như ngọn lửa âm ỉ, sưởi ấm tâm hồn non nớt giữa những ngày dài mệt mỏi vì hóa chất.

Thu giữ 14 tấn thực phẩm cho trẻ em không có hóa đơn, không qua kiểm định
Thu giữ 14 tấn thực phẩm cho trẻ em không có hóa đơn, không qua kiểm định

(SKTE)- 14 tấn tấn hàng hoá là thực phẩm (gồm xúc xích các loại, thịt bò khô, bánh kẹo và một số mặt hàng phổ biến được trẻ em ưa chuộng) không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hoá đơn chứng từ, không qua kiểm định an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ vừa bị lực lượng chức năng thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện...

Khoảng 400 triệu trẻ em trên thế giới đang sống trong vùng xung đột
Khoảng 400 triệu trẻ em trên thế giới đang sống trong vùng xung đột

(SKTE) - Theo báo cáo mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện nay có khoảng 400 triệu trẻ em, tương đương hơn 1/6 trẻ em trên thế giới, đang sống trong các khu vực xung đột hoặc phải rời bỏ nhà cửa để tránh chiến tranh. Đây là một thực trạng đáng báo động, cho thấy trẻ em đang phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng về an toàn và tương lai của chính mình.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam