Chủ Nhật, 08/12/2024 10:11 (GMT+7)

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu chất

(SKTE)- Trẻ cần nhận đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho tăng trưởng và sức khỏe bình thường. Trẻ thiếu chất có thể hay bị ốm, miễn dịch kém và chậm phát triển. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết.
Ảnh đại diện tin bài

Vì sao cần tăng thuế thuốc lá, đồ uống có đường mạnh hơn?Chăm sóc dinh dưỡng để cải thiện tầm vóc trẻ em Việt NamBáo động về lượt khám ung thư ở TPHCMNâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng bà mẹ-trẻ em

Trẻ thiếu vitamin D dễ ốm, đau xương và cơ

Vitamin D là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với sự tăng trưởng và hệ thống miễn dịch của trẻ. Nó cũng tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe. Ba mẹ có thể nhận biết con bị thiếu vitamin D thông qua những đặc điểm như đau xương, yếu cơ, tăng trưởng và phát triển kém.

Các bé thường xuyên bị ốm hoặc dễ nhiễm trùng có thể do không nhận đủ vitamin D. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt như trứng, sữa tăng cường hoặc tắm nắng vào sáng sớm. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tình trạng thiếu vitamin D thường xảy ra ở trẻ em hay ở trong nhà.

Thị lực kém do thiếu vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với thị lực, làn da và chức năng miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu hụt có thể gây quáng gà, khô da, thậm chí nhiễm trùng tái phát. Nếu trẻ thường khó nhìn, nhìn mờ hoặc da khô, thô ráp có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin A. Vitamin này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà rốt, khoai lang và rau bina.

Thiếu vitamin C gây chảy máu nướu, chân răng

Vitamin C là chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương. Biểu hiện thiếu hụt vitamin này có thể bao gồm chảy máu nướu răng, khô da hoặc vết thương chậm lành. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C), kèm theo đau khớp, không đủ năng lượng, buồn ngủ. Các nguồn cung cấp vitamin C như trái cây họ cam, quýt, ổi, dâu tây và ớt chuông.

Thiếu vitamin B12 dẫn đến suy nhược, mệt mỏi

B12 rất quan trọng cho sự phát triển trí não và sản xuất hồng cầu. Trẻ thiếu hụt dưỡng chất này thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, da nhợt nhạt hoặc gặp các vấn đề thần kinh. Trẻ ăn chay, kén ăn có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn. Thịt, sữa và ngũ cốc ăn sáng tăng cường giàu vitamin B12.

Trẻ tăng trưởng kém do thiếu folate

Các tế bào cần folate (vitamin B9) để phát triển khỏe mạnh. Trẻ thiếu folate có thể tăng trưởng kém, mệt mỏi và khó chịu. Dưỡng chất này đặc biệt quan trọng trong các cột mốc tăng trưởng của trẻ như sơ sinh và thanh thiếu niên. Bông cải xanh, rau bina, đậu và ngũ cốc tăng cường cung cấp folate dồi dào.

Những trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin cần được kiểm tra sớm. Bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể xác định nguyên nhân và điều chỉnh phù hợp cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng khuyến nghị của từng dưỡng chất, thay đổi chế độ ăn uống để con có đủ dinh dưỡng.

Bảo Bảo
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam