Chủ Nhật, 08/12/2024 16:50 (GMT+7)

Khói thuốc lá : Hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ trẻ em

(SKTE)- Thực tế cho thấy, ở nhiều gia đình hiện nay, nam giới có thói quen hút thuốc lá và họ thường hút trong nhà. Phần lớn phụ nữ, trẻ em trở thành người hút thuốc lá thụ động và cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút trực tiếp như: ung thư, đột quỵ, các bệnh về hô hấp và tim mạch…
Ảnh đại diện tin bài

Báo động ô nhiễm không khí ở Hà Nội, xe điện sẽ giải quyết vấn đề?Bốn bệnh không lây nhiễm khiến nhiều người tử vong nhất ở Việt NamChăm sóc dinh dưỡng để cải thiện tầm vóc trẻ em Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15 triệu người hút và 33 triệu người hít phải khói thuốc thụ động.

Hút thuốc lá gây nên những tác hại nghiệm trọng đến sức khỏe của người hút thuốc trực tiếp và những người sống trong môi trường có khói thuốc lá. Theo các chuyên gia, khói thuốc lá trong môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em bởi ở trẻ em phổi chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên trẻ rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc.

Thuốc lá ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ trẻ em 

Hút thuốc gây cản trở sự phát triển của bào thai, làm giảm ô xy huyết trong bào thai vì khí các-bon mô-nô-xít và  ảnh hưởng co giãn mạch của nicôtin, thiếu khí ôxy, giảm lượng máu tới tử cung, giảm a xít amin qua nhau thai tới bào thai và gây ra sự không bình thường ở màng của nhau thai và giảm lượng kẽm sẵn có (khoáng chất cần thiết để phát triển).

Trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi. Một số triệu chứng thường gặp như cảm lạnh, cúm, ho, có đờm, khó thở, viêm phổi… Nếu thường xuyên sống chung với khói thuốc lá trẻ sẽ mắc bệnh hen suyễn và một số bệnh hô hấp mãn tính. Thuốc lá có thể gây đột tử: Nicotine trong khói thuốc lá có thể dẫn đến các triệu chứng khó thở dẫn đến đột tử ở trẻ.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (sống tại TP Vĩnh Long) chăm con điều trị viêm phổi tại BVĐK Tư nhân Triều An- Loan Trâm chia sẻ: “Con hay bị ho, khò khè và bị các bệnh về đường hô hấp, nay bị viêm phổi nữa. Sau khi bác sĩ tư vấn, tôi mới biết là khói thuốc lá khiến con dễ bị bệnh. Điều đáng nói, sống chung nhà có ông nội và ba hút thuốc lá khiến cho mẹ con tôi không tránh khỏi việc hút thuốc lá thụ động”. 

 Hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh

 

Ước tính mỗi năm, Việt Nam có khoảng 150.000 - 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến môi trường có khói thuốc lá. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc lá bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc lá. Nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc lá.

TS.BS Hồ Thị Thu Hằng- Giám đốc Sở Y tế, cho rằng mỗi người dân cần được nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, trong đó có việc phòng chống tác hại của thuốc lá. Trước những tác hại của thuốc lá như trên, mọi người hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh. Không hút thuốc lá trước mặt trẻ em. Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc để trẻ em được phát triển bình thường và an toàn.

Thanh Huyền tổng hợp
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự