Thứ Năm, 15/05/2025 08:24 (GMT+7)

Kịp thời cứu sống 4 trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột

Chiều 14/5, Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Nguyễn Duy Liêm, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết, Khoa Nhi đã tiếp nhận và đang điều trị cho 4 bệnh nhi ở độ tuổi từ 5 - 9, đến từ xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, bị ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột.
Ảnh đại diện tin bài

Bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu thăm khám, theo dõi tình hình sức khỏe các bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột. Ảnh: TTXVN

Bộ Y tế thông tin và khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19 hiện nayNgày Quốc tế Điều dưỡng (12/5): Tôn vinh những đóng góp thầm lặngĐiều dưỡng bệnh viện kiệt sức

Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng buồn nôn, chóng mặt. Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã thăm khám, chẩn đoán, cho vệ sinh dạ dày các bệnh nhi. Nhờ được cấp cứu kịp thời, tình trạng các em đã tạm ổn. Các trẻ đang được các bác sĩ tiếp tục theo dõi và tích cực điều trị.

Bà Lý Thị Tha, ngụ tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu là bà nội của 3 trong số 4 trẻ bị ngộ độc thuốc diệt chuột cho biết: Cha mẹ của các bệnh nhi đều đi làm ăn xa, gửi các cháu cho bà nuôi dưỡng, hằng ngày bà buôn bán cá ở chợ để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sau giờ học, các cháu thường đến nơi bà bán để chơi. Trong lúc vui đùa, các cháu đã ăn mì tôm có lẫn thuốc diệt chuột do một tiểu thương gần đó sử dụng để bẫy chuột.

Khi phát hiện sự việc, gia đình lập tức tiến hành sơ cứu và đưa các cháu đến Trung tâm y tế xã Vĩnh Trạch Đông, sau đó đưa đến Khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu để điều trị.

Theo bác sĩ Huỳnh Nguyễn Duy Liêm, thuốc diệt chuột chứa các hoạt chất cực độc, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Trẻ em rất tò mò và dễ nhầm lẫn hóa chất với thực phẩm, vì vậy người lớn cần đặc biệt cẩn trọng trong việc bảo quản và sử dụng các loại thuốc độc trong nhà hoặc nơi buôn bán để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Việc sơ cứu ngay tại chỗ và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất là hết sức quan trọng. Bởi chỉ sau vài giờ tiếp xúc, độc tố có thể xâm nhập qua ruột vào cơ thể, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Rất may, 4 trường hợp bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện do ngộ độc thuốc diệt chuột đã được xử lí hiệu quả ngay từ ban đầu, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Duy Liêm khuyến cáo, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu tâm trong việc trông coi và bảo quản các vật dụng, hóa chất nguy hiểm; đồng thời, khi xảy ra sự cố, cần bình tĩnh sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý càng sớm càng tốt nhằm ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng.

Thanh Huyền (TTXVN)
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Nguy cơ tử vong do việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc
Nguy cơ tử vong do việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc

(SKTE) - Ngộ độc rượu, đặc biệt là rượu chứa methanol đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thời gian gần đây, gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người, đặc biệt vào dịp cuối năm, khi nhu cầu sử dụng rượu tăng cao.

Bộ Y tế đề xuất siết cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm
Bộ Y tế đề xuất 'siết' cả doanh nghiệp phát hành và người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm

Nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất nhiều điểm mới như quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, trách nhiệm các bên tham gia quảng cáo... Thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông, phải kiểm soát nội dung quảng cáo...

Hà Nội Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở, điểm trạm y tế

(SKTE) - Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã đến giám sát, kiểm tra công tác tiêm chủng thường xuyên và các hoạt động chuyên môn, trong quy trình tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các điểm cơ sở, trạm y tế một số địa bàn xã, phường. Thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Y tế sớm điều chỉnh phần mềm thống kê bệnh truyền nhiễm (theo Thông tư 54), để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng; tiếp tục duy trì các điểm trạm như hiện nay giúp việc đưa trẻ đi tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm thuận lợi, dễ dàng hơn.

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn cao

(SKTE)- Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 135 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Tuy số ca mắc mới giảm 4 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 139 ca), nhưng con số vẫn còn cao.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự