Chủ Nhật, 22/12/2024 15:18 (GMT+7)

Sức khỏe bệnh nhân bị ngộ độc nặng sau bữa tiệc ở Long Biên

(SKTE) - Sáng 22/12/2024, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thông tin về ca nghi ngộ độc liên quan đến bữa tiệc tại một trung tâm ở quận Long Biên, Hà Nội. Hiện tại tình trạng của bệnh nhân cải thiện tốt hơn, tuy nhiên cũng chưa nói trước được các biến chứng tiếp theo về phổi, di chứng về nhận thức và tinh thần sau này.
Ảnh đại diện tin bài

14 người nhập viện, 2 người tử vong sau bữa ăn tại trung tâm hội nghị, kết quả xét nghiệm âm tính với methanol và ethanolSố trẻ em mắc ca nhiễm sởi và nhập viện do biến chứng tăng đột biếnNgộ độc thực phẩm khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Sáng ngày 22/12/2024, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thông tin về ca nghi ngộ độc liên quan đến bữa tiệc tại một trung tâm ở quận Long Biên, Hà Nội. 

Sau 2 ngày điều trị, lọc máu, bệnh nhân gọi mở mắt, còn kích thích, thở hợp tác máy, tình trạng toan máu cải thiện về bình thường, cắt được vận mạch, tiểu tốt, đã dừng lọc máu.

Hiện tại tình trạng của bệnh nhân cải thiện tốt hơn, tuy nhiên cũng chưa nói trước được các biến chứng tiếp theo về phổi, di chứng về nhận thức và tinh thần sau này. Các bác sĩ cần thời gian để đánh giá thêm, tìm nguyên nhân gây tình trạng toan chuyển hóa.

Theo đó, bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu của bệnh viện Đa khoa Đức Giang, vào lúc 19 giờ 55 phút ngày 19/12, với các triệu chứng mệt nhiều, chóng mặt, buồn nôn, nôn nhiều lần. Trước đó, bệnh nhân tham gia tiệc cùng một số người cũng có biểu hiện tương tự. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc thực phẩm và xử trí theo phác đồ.

Sau khoảng 1 giờ, bênh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng lơ mơ, thở nhanh, nổi vân tím toàn thân, làm điện tâm đồ thấy dấu hiệu bất thường của mạch vành, nhịp tim nhanh 130 lần/ph HA 170/80mmHg; xét nghiệm khí máu biểu hiện tình trạng toan chuyển hóa nặng.

Bệnh nhân đã được hội chẩn cấp cứu, toan chuyển hóa nặng theo dõi ngộ độc được xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, an thần, truyền bicarbonat, chỉ định lọc máu cấp cứu IHD tại Khu Thận nhân tạo. Sau lọc 4 tiếng, tình trạng toan cải thiện hơn chuyển Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

 Bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. (Ảnh: BVĐG)

Về kết quả xét nghiệm, định lượng Ethanol (nồng độ cồn) trong máu của bệnh nhân là 11.8mg/dL, Methanol 2,78 mg/dL. Đây là một tình trạng ngộ độc nặng gây toan chuyển hóa nặng, nguyên nhân toan chuyển hóa chưa rõ ràng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong. Bệnh nhân được thở máy xâm nhập, theo dõi liên tục.

Qua hội chẩn với các chuyên gia của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân được tiếp tục lọc máu cấp cứu kết hợp thêm quả lọc hấp phụ, lợi tiểu cưỡng bức, kháng sinh phổ rộng…

Sau 2 ngày điều trị, lọc máu, bệnh nhân gọi mở mắt, còn kích thích, thở hợp tác máy, tình trạng toan máu cải thiện về bình thường, cắt được vận mạch, tiểu tốt, đã dừng lọc máu.

Hiện tại tình trạng của bệnh nhân cải thiện tốt hơn, tuy nhiên cũng chưa nói trước được các biến chứng tiếp theo về phổi, di chứng về nhận thức và tinh thần sau này. Các bác sĩ cần thời gian để đánh giá thêm, tìm nguyên nhân gây tình trạng toan chuyển hóa.

Một bệnh nhân tình trạng nặng phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu, phải nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: BVBM)

Trước đó, vào chiều 21/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết: có 14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại một nhà hàng ở quận Long Biên (Hà Nội) chuyển vào Trung tâm Chống độc, hồi đêm 19 và ngày 20/12, đang được khẩn trương, tích cực cứu chữa, đảm bảo tối đa sức khỏe và tính mạng.

Đây là 14 trong số 80 người cùng tham gia tiệc liên hoan hội nghị tại một nhà hàng ở Hà Nội.

Ngày 20/12/2024, sau bữa tiệc tại Trung tâm Hội nghị Almaz (quận Long Biên, Hà Nội), đã có 14 người nghi bị ngộ độc, phải nhập viện với các triệu chứng đau đầu, hoa mắt và chóng mặt. Đáng tiếc, là 2 người đã tử vong sau khi tham dự bữa tiệc này. 

Được biết, thực đơn bữa tiệc gồm có đồ uống là: rượu trắng nhà hàng; rượu công ty; rượu khách hàng tự mang tới và các món: salad rong biển trứng cá; súp hải sản với nấm; gà quay mật ong; cá diêu hồng hấp hành nấm; canh cá nấu chua; bắp bò hầm ngũ vị ăn kèm bánh mì; cải chíp xào sốt nấm; cơm rang thập cẩm; chè hạt sen long nhãn dừa tươi.

Trước đó, bữa phụ có trà; cà phê; bánh nho cuộn; bánh ngọt pháp; bánh pizza hawaii; hoa quả tươi.

Sau khi dự tiệc bữa chính, từ khoảng 15 giờ đến 22 giờ (hầu hết sau ăn uống quá 6 giờ), các bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy (mức độ ít nhưng rất mệt).

Đặc biệt, khi nghe tin có 2 người tử vong, một số người khác nhập viện ngay từ đêm 19/12, những người này đã liên hệ với nhau, cùng đến Trung tâm Chống độc để kiểm tra, điều trị.

Theo các bác sỹ: 14 bệnh nhân tiếp nhận tại đơn vị có các biểu hiện mức độ ngộ độc khác nhau: Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài); thần kinh (đau đầu, một số ca có nói sảng, rối loạn ý thức); duy tuần hoàn; rối loạn toan chuyển hóa tăng cao lactat.

Có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy, trong đó 2 ca được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Trung tâm Cấp cứu để giảm tải.

Và 9 ca còn lại thì chỉ có 2 ca nhẹ, còn lại 7 ca đều trong tình trạng trung bình hoặc nặng.

Tất cả các bệnh nhân đã và đang được theo dõi sát, đánh giá kỹ, bao gồm đánh giá chức năng tim mạch, huyết động, lấy mẫu máu, nước tiểu, phân để tìm các chất độc, vi trùng gây bệnh.

Các mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời cũng được gửi tới Viện Pháp Y Quốc gia, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm.

 Tất cả các bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi sát, đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe... (Ảnh: BVBM)

Ngay đêm 20/12, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội chẩn toàn viện với nhiều chuyên khoa khác nhau để ra phương án đánh giá, chẩn đoán và điều trị tối đa cho các bệnh nhân.

Qua theo dõi nhiều lần, các kết quả xét nghiệm và đáp ứng điều trị, diễn biến của các bệnh nhân cho thấy, tình trạng nổi bật của các bệnh nhân là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa tăng cao lactat, tổn thương cơ tim nhẹ kèm ức chế cơ tim, giãn mạch ngoại biên.

Kết quả xét nghiệm PCR phân tại Bệnh viện có thấy trong số 5 mẫu thì có 4 mẫu phát hiện thấy các type vi khuẩn E.coli gây bệnh khác nhau (E.coli gây viêm ruột - EPEC, E.coli sinh độc tố ruột - ETEC, E.coli gây ngưng kết ở ruột - EAEC) và vi khuẩn Campylobacter.

Điều này cho thấy các bệnh nhân bị nhiễm hỗn hợp nhiều loại vi khuẩn và có thể gặp thêm các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa khác.

Về xét nghiệm độc chất, tất cả 14 bệnh nhân được Trung tâm Chống độc xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với methanol và ethanol trong máu.

Các mẫu xét nghiệm độc chất khác đang chờ kết quả từ Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm và Viện Pháp Y Quốc gia.

Tất cả các bệnh nhân đã và đang được điều trị tích cực bằng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, thở ô xy, lọc máu, thở máy và kháng sinh phổ rộng kết hợp.

Tới sáng 21/12, 5 bệnh nhân nặng nhất ở tình trạng nguy kịch bắt đầu có dấu hiệu cải thiện, 9 bệnh nhân còn lại đã cải thiện tốt và rất ít khả năng diễn biến nặng lên.

Hiện, cơ quan chức năng đã lấy 23 mẫu thức ăn, gồm: 14 mẫu lưu thức ăn ngày 19/12, 4 mẫu sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn và 5 mẫu rượu gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Hà Nội điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xét nghiệm mẫu thức ăn và bệnh phẩm để tìm nguyên nhân; tạm đình chỉ cơ sở nghi gây ngộ độc.

Theo Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), với các đặc điểm phức tạp, nặng nề và cấp tính của các ca bệnh vẫn rất cần theo dõi sát, đánh giá tiếp.

"Có thể nói, các vụ việc ngộ độc trên người rất phức tạp và không có vụ nào giống với vụ nào. Các cơ quan chức năng, kể cả những cá nhân, tập thể liên quan cũng cần phối hợp, hợp tác rất tích cực, đầy đủ, cụ thể để xác định được đúng nguồn gốc, căn nguyên của vấn đề. Điều này không những rất cần để cứu sống các nạn nhân, còn giúp cải thiện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm," Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo, những người cùng tham gia bữa tiệc liên hoan, đặc biệt có uống rượu, nếu có biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra.

Đại Lộc
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam