Thứ Năm, 29/05/2025 18:42 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm giao mùa trong trường học

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại một số quốc gia trong khu vực và nguy cơ tái bùng phát trong cộng đồng, ngày 27/5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã gửi văn bản đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Ảnh đại diện tin bài

Khuyến khích các trường học đeo khẩu trang trong không gian kín và nơi đông người.

Người mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?4 học sinh sốc phản vệ do bị ong đốtLoạt thực phẩm chức năng bị ngừng kinh doanh, gỡ thông tin trên Shopee, Lazada

Theo chỉ đạo, các trường học cần đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức về COVID-19 cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Công tác giám sát, phát hiện sớm ca nghi nhiễm được yêu cầu tăng cường, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với trạm y tế địa phương trong công tác kiểm tra, điều tra và xử lý ổ dịch nếu có.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc bảo vệ các nhóm nguy cơ cao như học sinh có bệnh nền, giáo viên lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu. Các đơn vị giáo dục được khuyến khích đeo khẩu trang trong không gian kín và nơi đông người.

Ngoài ra, các trường học cần rà soát và cập nhật kế hoạch phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị y tế như dung dịch sát khuẩn, khẩu trang dự phòng và duy trì vệ sinh trong khuôn viên nhà trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế ban hành trong tháng 5/2025 bao gồm: Đeo khẩu trang tại nơi công cộng và phương tiện giao thông, rửa tay thường xuyên, ăn uống hợp lý, rèn luyện thể chất và hạn chế tụ tập đông người. Khi phát hiện ca nghi nhiễm, các trường phải nhanh chóng báo cáo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và thành phố Thủ Đức, đồng thời phối hợp với cơ quan y tế để xử lý kịp thời.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc triển khai phải đảm bảo tính chủ động và linh hoạt, không gây tâm lý hoang mang nhưng vẫn bảo vệ tối đa sức khỏe của học sinh và giáo viên, góp phần ổn định hoạt động giáo dục toàn thành phố.

Song song đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác trong giai đoạn giao mùa như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi và các bệnh đường hô hấp. Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức “Ngày Chủ nhật xanh” định kỳ nhằm tổng vệ sinh trường lớp, loại bỏ ổ lăng quăng, bọ gậy - tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6/2025) sẽ được phát động rộng khắp.

Sở cũng nhấn mạnh vai trò của tiêm chủng trong phòng bệnh, yêu cầu các trường vận động phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế hoàn thành lịch tiêm chủng, nhất là đối với vaccine phòng sởi, cúm và rubella; đồng thời sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để phổ biến kiến thức phòng bệnh đến học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Thanh Huyền (TTXVN)
Giám sát chặt và chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm
Giám sát chặt và chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm

Điều kiện thời tiết thất thường kết hợp nhu cầu du lịch, giao lưu đi lại tăng cao trong dịp cao điểm Hè 2025 tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, các địa phương chủ động biện pháp phòng, chống; khuyến cáo người dân không nên chủ quan, nhất là nhóm nguy cơ cao.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(SKTE) - Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Gia Lai chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường bảo vệ trẻ em trong trường học
Gia Lai chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường bảo vệ trẻ em trong trường học

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 1355/UBND-KGVX ngày 19/5/2025 yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng các tổ chức liên quan khẩn trương triển khai biện pháp chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại học đường.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự