Thứ Sáu, 01/11/2024 10:25 (GMT+7)

Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà

Thấy con trai đi tiểu kèm máu đỏ tươi, không vón cục, không tiểu dắt, thay vì đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, gia đình tự điều trị bằng trà râu ngô và thuốc kháng sinh.
Ảnh đại diện tin bài

Bé N.Đ.Đ. xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu, tái diễn suốt 3 tháng nay. Tình trạng kéo dài nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 2 - 3 ngày. Theo mô tả của phụ huynh, nước tiểu kèm máu đỏ tươi, không vón cục, không tiểu dắt.

Trước bất thường về sức khỏe của con, thay vì đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, gia đình tự điều trị bằng trà râu ngô và thuốc kháng sinh. Sau một thời gian tự điều trị, tình trạng tiểu ra máu của trẻ có dấu hiệu đỡ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây lại tái phát với biểu hiện tương tự. Lúc này gia đình đưa trẻ tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân thăm khám. Bác sĩ tiến hành hỏi bệnh, khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng phát hiện trẻ có thói quen nhịn tiểu, thậm chí thường xuyên túm bộ phận sinh dục để nhịn tiểu.

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán. Trong đó, kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu, hồng cầu tăng, chỉ số Nitrit dương tính.

Trước bất thường về sức khỏe của con, thay vì đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, gia đình tự điều trị bằng trà râu ngô và thuốc kháng sinh (Ảnh minh họa).

Trước bất thường về sức khỏe của con, thay vì đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, gia đình tự điều trị bằng trà râu ngô và thuốc kháng sinh (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, trên hình ảnh siêu âm phát hiện thành bàng quang dày 10.2mm, trong có đám sỏi kích thước 13x5mm. Bác sĩ kết luận tình trạng của trẻ là viêm bàng quang cấp trên nền sỏi bàng quang.

Trực tiếp thăm khám và điều trị trường hợp này, ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi - Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân cho biết, do sự chủ quan từ phía phụ huynh khiến tình trạng viêm bàng quang của trẻ tái đi tái lại nhiều lần, là một trong yếu tố nguy cơ cao và cũng là một trong những nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang.

"Tình trạng này nếu tiếp tục tiếp diễn mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Đây cũng là bài học mà cha mẹ cần đặc biệt rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi con", ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc cho biết.

Sau khi được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, cháu bé được kê đơn thuốc điều trị, sau 10 ngày thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu tại nhà cho kết quả ổn định. Ngoài ra, khi toàn trạng trẻ ổn định, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát sẽ có kế hoạch điều trị sỏi bàng quan nhằm tránh nguy cơ tái phát.

Theo ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc chia sẻ, sỏi bàng quang nói chung và sỏi tiết niệu nói riêng ở trẻ em là một bệnh khá hiếm gặp. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau vùng hông lưng, tiểu máu; Trẻ dễ kích thích, quấy khóc mỗi lần đi tiểu; Tiểu khó, tiểu ngắt quãng và đi tiểu nhiều lần,... cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 
0
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam