Thứ Ba, 15/07/2025 13:39 (GMT+7)

Trẻ mắc sốt xuất huyết liệu có dễ biến chứng nặng?

Trẻ mắc sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi; trong đó trẻ dễ biến chứng nặng ở giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 mắc bệnh.
Ảnh đại diện tin bài

Trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị tại cơ sở y tế. Ảnh: TTXVN

Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 15/8/2025Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo sốt xuyết huyết tăng mạnh

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh thường khởi phát đột ngột và thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Ở giai đoạn sốt, là giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường xuất hiện triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ nhỏ thường biểu hiện bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn hay kêu đau đầu, chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (quan sát có thể thấy những chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Sau giai đoạn sốt, trẻ mắc bệnh tiến vào giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết (thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh). Giai đoạn này, biểu hiện sốt có thể thuyên giảm, bệnh nhi bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: Vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp… Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Trong khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ tới cơ sở y tế để xử trí kịp thời nếu trẻ có một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng như: Trẻ vật vã, lờ đờ, đau bụng liên tục ở vùng gan; trẻ buồn nôn và nôn trên 3 lần/1giờ, hoặc trên 4 lần/1giờ; xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng, tiểu cầu giảm nhanh; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen.

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 2 - 3 ngày là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ tránh để trẻ bị muỗi đốt; cho trẻ ngủ màn, kể cả ban ngày; không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt; nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi. Các gia đình cũng chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy trong nhà; đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như vỏ đồ hộp, chai lọ… để tránh phát sinh muỗi vằn truyền bệnh. Đồng thời, các gia đình cần dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.

Thanh Huyền (TTXVN)
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(SKTE) - Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước. Trước tình hình này, sáng 25/5, Bộ Y tế đã phát đi công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Hà Nội Tăng cường phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng

(SKTE) - Theo thống kê, thì cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Như vậy, có xu hương gia tăng, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca bệnh. CDC thành phố Hà Nội đề nghị tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch. Tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng theo quy định...

Thành phố Hồ Chí Minh Cảnh báo trẻ sốc sốt xuất huyết nặng dù chưa bước vào mùa dịch​
Thành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo trẻ sốc sốt xuất huyết nặng dù chưa bước vào mùa dịch​

(SKTE)- Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh, dù chưa bước vào mùa dịch sốt xuất huyết nhưng đơn vị này đã tiếp nhận trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết nặng. Dự báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, dịch bệnh sốt xuất huyết có thể có diễn biến phức tạp trong năm 2025 và cần triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm.

Hà Nội chủ động phòng, chống các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết
Hà Nội chủ động phòng, chống các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết

(SKTE) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, trong tháng 01/2025, các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết… có diễn biến phức tạp. Theo đó, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị để điều tra, xử lý các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng; chủ động tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch bệnh...

Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 15 8 2025
Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 15/8/2025

(SKTE)- Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó theo một trong các hình thức sau đây: Căn cước hoặc căn cước công dân hoặc tài khoản định danh điện từ (VNeID) mức độ 2 đã tích hợp thông tin về thẻ bảo hiểm y tế;Thẻ bảo hiểm y tế bản điện tử hoặc bản giấy.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự