Thứ Năm, 17/10/2024 16:10 (GMT+7)

Học sinh bất ngờ trải nghiệm trò chơi dân gian khi thi “văn hay chữ tốt”

Trước khi bước vào phòng làm bài thi, gần 100 học sinh ở quận Tân Bình, TP.HCM đã trải nghiệm các trò chơi dân gian như ném còn, chơi banh đũa, ô ăn quan…
Ảnh đại diện tin bài

Các học sinh thích thú trải nghiệm trò chơi ô ăn quan - Ảnh: T.T

Các học sinh thích thú trải nghiệm trò chơi ô ăn quan - Ảnh: T.T

"Em rất bất ngờ khi được ban tổ chức hội thi Văn hay chữ tốt đề nghị chơi các trò chơi dân gian. Trước đó, em cứ nghĩ khi đi thi là vào phòng thi làm bài chứ đâu có được chơi, đặc biệt lại là chơi nhảy dây, nhảy lò cò, chơi banh đũa, chơi ô ăn quan… Thực sự rất thú vị" - Thái Lê Phương Quỳnh, học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, cho biết.

Đề thi sáng tạo

Ngày 16-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, TP.HCM đã tổ chức hội thi Văn hay chữ tốt tại Trường THCS Tân Bình với sự tham gia của 88 học sinh lớp 6, 7, 8, 9.

Sau lễ khai mạc hội thi, các thí sinh đã được xem những clip về cách thức chơi các trò chơi dân gian, đồng thời trải nghiệm các trò chơi này ngay tại sân trường.

Kết thúc phần trải nghiệm, các thí sinh mới vào phòng thi làm bài.

Chơi banh đũa - một trò chơi dân gian thú vị nhưng đang dần bị mai một - Ảnh: T.T

Chơi banh đũa - một trò chơi dân gian thú vị nhưng đang dần bị mai một.

- Ảnh: T.T

Đề thi Văn hay chữ tốt dành cho học sinh khối 6, 7 như sau:

Câu 1: Nếu được lựa chọn một trong các trò chơi dân gian mà em vừa trải nghiệm sáng nay để tổ chức cho các bạn cùng trường tham gia vào mỗi giờ ra chơi (nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp của trò chơi dân gian trong môi trường học đường) thì em sẽ chọn trò chơi nào? Hãy lý giải lý do em chọn trò chơi đó. (Trả lời trong 80 - 100 chữ).

Câu 2: Trò chơi dân gian không chỉ lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc mà còn giúp mọi người - mọi lứa tuổi - trải nghiệm niềm vui không giới hạn. Những trò chơi dân gian đầy tính vận động và trí tuệ luôn hấp dẫn, vô cùng thú vị với trẻ em. Qua những trải nghiệm sáng nay chắc hẳn em cũng cảm nhận được điều đó. Hãy viết bài văn với nhan đề: "Một trải nghiệm đáng nhớ" để kể lại trải nghiệm thú vị mà sáng nay em đã trải qua.

Các thí sinh đã rất hào hứng với trò nhảy dây - Ảnh: T.T

Các thí sinh đã rất hào hứng với trò nhảy dây - Ảnh: T.T

Đề thi Văn hay chữ tốt dành cho học sinh khối 8, 9 như sau:

Câu 1: Sau buổi tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian sáng nay, nếu nhà trường muốn em hiến kế một giải pháp giúp giữ gìn và phát huy giá trị của trò chơi dân gian trong môi trường học đường thì em sẽ đề xuất giải pháp nào? Vì sao em đề xuất như vậy? (Trả lời 80 - 100 chữ).

Đề thi Văn hay chữ tốt khiến học sinh 'hết bất ngờ này đến bất ngờ khác'

Câu 2: Trò chơi dân gian không chỉ góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn mang đến cho con người nhiều giá trị hữu ích. Qua những trải nghiệm sáng nay, chắc hẳn em cũng cảm nhận được điều đó. Nhưng ngày nay, các thiết bị trò chơi điện tử dần chiếm lĩnh nhu cầu giải trí của con người. Do đó, các trò chơi dân gian dần mai một trong cuộc sống.

Có ý kiến cho rằng cần giữ gìn và phát huy giá trị của trò chơi dân gian trong môi trường học đường, nhất là tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian trong các giờ giải lao, để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần đoàn kết cho người chơi, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Viết bài nghị luận với nhan đề: "Hãy giữ gìn và phát huy giá trị của trò chơi dân gian" để trình bày câu trả lời của em.

Thích thú với trò chơi dân gian

Không giống với nhiều cuộc thi khác, các thí sinh tham gia thi Văn hay chữ tốt ngày 16-10 ở Tân Bình đã có những phút giây cười thoải mái trong phần trải nghiệm.

Trần Linh Yến, học sinh lớp 6 Trường tiểu học quốc tế Á Châu, chia sẻ: "Em đã chơi gần hết các trò chơi dân gian tại hội thi. Trong đó có những trò chơi em được chơi lần đầu tiên. Em không ngờ trò chơi dân gian lại thú vị và vui vẻ như thế".

Trò chơi nhảy lò cò đơn giản nhưng nhiều học sinh cho biết lần đầu tiên được chơi - Ảnh: T.T

Trò chơi nhảy lò cò đơn giản nhưng nhiều học sinh cho biết lần đầu tiên được chơi - Ảnh: T.T

Trong khi đó, Ngô Tuyết Nhung, học sinh lớp 8 Trường THCS Quang Trung, thừa nhận: "Nếu phải so sánh thì cả trò chơi dân gian và game trong điện thoại đều là các trò chơi mang lại niềm vui cho người chơi.

Tuy nhiên, trò chơi dân gian thì người chơi phải vận động nên tốt cho sức khỏe hơn. Mấy trò chơi dân gian như nhảy lò cò, banh đũa, ném còn… em đã từng chơi trong hội chợ Tết khi ba má cho em về quê thăm ông bà. Em thích những trò chơi này và hy vọng sẽ được trải nghiệm với nó nhiều hơn nữa".

Không chỉ là trải nghiệm

“Học sinh ở các khu đô thị ngày nay chủ yếu chơi trò chơi công nghệ thông qua các thiết bị điện tử. Do đó, các trò chơi dân gian dần bị mai một. Chúng tôi đưa trò chơi dân gian vào hội thi không chỉ để học sinh trải nghiệm mà còn kỳ vọng các em sẽ hiểu hơn và biết trân trọng hơn những giá trị của văn hóa dân tộc.

Hội thi Văn hay chữ tốt là sân chơi thường niên dành cho học sinh yêu thích về văn chương cũng như nghệ thuật viết chữ. Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm trước khi thi là một cách giúp các em có góc nhìn đa dạng về cuộc sống, hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” - ông Nguyễn Đức Anh Khoa, phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, TP.HCM, nói.

HOÀNG HƯƠNG

0
Những giờ học tiếng Pháp Phần 3 5
Những giờ học tiếng Pháp. Phần 3/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Những giờ học tiếng Pháp Phần 2 5
Những giờ học tiếng Pháp. Phần 2/5.

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Thiếu nữ có biểu hiện như bị ma nhập vì bệnh lý hiếm gặp
Thiếu nữ có biểu hiện như bị 'ma nhập' vì bệnh lý hiếm gặp

Một bé gái 14 tuổi tại TP.HCM bất ngờ xuất hiện các biểu hiện kỳ lạ như nói cười một mình, nghe thấy tiếng người văng vẳng bên tai. Gia đình hoang mang, nghĩ con bị “ma nhập” và định mời thầy cúng về làm lễ. Tuy nhiên, các bác sĩ xác định bé mắc viêm não tự miễn – một bệnh lý thần kinh hiếm gặp nhưng có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời.

Những giờ học tiếng Pháp phần 1
Những giờ học tiếng Pháp (phần 1)

(SKTE) - Thật kỳ lạ là tại sao cảm giác của chúng ta mỗi khi có lỗi trước các thầy cô giáo cũng giống cảm giác có lỗi trước cha mẹ mình? Và, nói chung, không chỉ vì những gì xảy ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn vì những điều còn lại khi chúng ta không đi học nữa.

Đứa con tật nguyền
Đứa con tật nguyền

(SKTE) - Anh ta mặc chiếc quần thủng lỗ chỗ và chiếc áo khoác bẩn thỉu, dính đầy dầu mỡ bước vào toa tàu lửa điện ở điểm dừng thứ ba, rồi nâng chiếc đàn accordion treo trước ngực bằng hai sợi dây da và cất giọng ca một bài hát thê lương, thỉnh thoảng lại lắc lắc cái đầu như thể đang xua muỗi. Khi anh ta lắc đầu, những lọn tóc dài rũ xuống khuôn mặt nhăn nheo, đầy những vết trầy xước, và gần như rủ sát bộ râu rậm rạp.

Ilyushenka
Ilyushenka

(SKTE) - Đứa bé chào đời vào đúng nửa đêm. Đúng lúc đồng hồ điện tử của phòng hộ sinh nhấp nháy màu xanh lá cây, chuyển từ con số 23:59 sang 00:00. Bác sĩ và nữ hộ sinh nhìn nhau, bác sĩ khoa sơ sinh đang trực vội vàng bế thân hình bé nhỏ đang tím tái bất động đặt sang bàn thay tã rồi nhanh tay lấy ống hút.

Nghề đáng trọng nhất
Nghề đáng trọng nhất

(SKTE) - ...Tôi từng coi công việc của mẹ là nhàm chán và tẻ nhạt cho đến khi tôi dành cả ngày làm việc cùng với mẹ. Tôi chỉ không hiểu một điều: mẹ lấy đâu ra nhiều sức mạnh và nghị lực như vậy, dù ngày nào đi làm về đến nhà cũng rất mệt mỏi?..

Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh, thiếu nhi
Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh, thiếu nhi

Ngày 25/2, tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IGC Tây Ninh, thành phố Tây Ninh, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp với Công ty VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) tổ chức phát động chương trình “Vươn cao ước mơ” năm 2025.

Người ăn mày trên sân ga
Người ăn mày trên sân ga

(SKTE) - ... Anh chậm rãi đi về phía cửa ra. Một chàng trai khỏe mạnh và cao thượng. Bế người cha yếu đuối trên tay mình. Người đó đã từng bỏ rơi và phản bội anh...

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự