Thứ Bảy, 04/01/2025 07:29 (GMT+7)

Tọa đàm Chính sách: Kinh tế vĩ mô Việt Nam - Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025

(SKTE) - Ngày 03/01/2025, tại Tọa đàm chính sách: "Kinh tế vĩ mô Việt Nam - Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025”, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2024 có nhiều điểm sáng, và sẽ có những triển vọng trong năm mới 2025 thúc đẩy phát triển.
Ảnh đại diện tin bài

Nhìn lại năm 2024: Chuyển đổi số thúc đẩy du lịch Việt Nam tăng trưởng bền vữngBộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: "Nhiệm vụ của ngành trong năm 2025 rất nặng nề"Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Tăng thuế thuốc lá: Tính khả thi và những tác động

Ngày 03/01/2025, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Tạp chí điện tử Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025”.

Ông Chử Văn Lâm - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, phát biểu khai mạc tọa đàm. 

Trình bày khai mạc tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết: Nhìn về các động lực của nền kinh tế năm 2024 vẫn thấy nhiều tín hiệu tích cực do tăng trưởng trở lại ở các yếu tố như nhu cầu, kim ngạch xuất khẩu, dòng vốn FDI và đầu tư tư nhân.

Theo đó, dòng vốn FDI tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn FDI đăng ký đạt 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn thực hiện đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1%, đánh dấu mức cao nhất trong 5 năm qua.

Tính đến đầu tháng 12/2024, Việt Nam đã thu hút được 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, đầu tư tư nhân dần tăng trưởng trở lại, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, mức tăng đạt 7,1%, phản ánh niềm tin ngày càng tăng của doanh nghiệp trong nước.

Tổng thu ngân sách nhà nước như Bộ Tài chính công bố ước số thu năm 2024 ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% (tăng 324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023. Khu vực tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp thu ngân sách nhà nước...

 TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ tại tọađàm.

Tuy nhiên, làm rõ những rủi ro cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025, TS. Nguyễn Quốc Việt Nam cho rằng, các biến động kinh tế thế giới và các xu thế chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước lớn có thể giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, mặc dù lạm phát năm 2024 dự kiến đạt mức dưới 4,5%, nhưng áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và sức mua.

Một yếu tố tác động khác là xung đột địa chính trị chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ làm phân mảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, nhất là các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu như Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu và dân số già hóa nhanh chóng, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính vĩ mô trong dài hạn.

Chia sẻ về góc độ chính sách, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, các chính sách vĩ mô cần được ban hành một cách cẩn trọng, đánh giá kỹ tác động đa chiều và có lộ trình triển khai cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải cách và tinh gọn bộ máy hướng tới hệ thống thể chế và quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi để giảm rủi ro kinh doanh và chi phí tuân thủ.

Quang cảnh Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025”. 

Lãnh đạo VEPR cũng khuyến nghị, cần thúc đẩy động lực phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên các mô hình tăng trưởng mới và gắn với xu hướng thương mại - đầu tư toàn cầu. Với những rủi ro ngắn hạn, cần đảm bảo dư địa chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô để hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Trong trung hạn, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượng lao động và phát triển khoa học công nghệ nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh thúc đẩy kinh doanh sáng tạo và bền vững. Trong dài hạn, xây dựng chiến lược và thực hiện các chính sách phát triển có mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm đồng thời đảm bảo việc giải ngân đầu tư công một cách có hiệu quả.

Trình bày tại tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV (Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ quốc gia), chia sẻ cho biết: Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát nhập siêu dịch vụ, do đó cần phải nỗ lực cải thiện cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ để góp phần tăng trưởng kinh tế. Dù Chính phủ rất quyết liệt trong việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, nhưng vẫn còn không ít vướng mắc về cơ chế, chính sách và chất lượng đầu tư. Đầu tư tư nhân cũng cần được khuyến khích và hỗ trợ để đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng. Tiêu dùng cuối cùng cũng đang đóng góp khoảng 62% vào tăng trưởng GDP, tuy nhiên vẫn chưa đạt mức trước đại dịch.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV (Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ quốc gia), chia sẻ tại tọa đàm. 

Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng hợp lý và hiệu quả. Các nguồn động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, khoa học công nghệ và cải cách thể chế được xem là rất quan trọng nhưng phải được thực hiện một cách quyết liệt và hiệu quả hơn. Các ngành chức năng cần nghiên cứu để gia tăng tính phối hợp một cách chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, giá cả và các chính sách khác để ứng phó với những rủi ro, thách thức từ bối cảnh bên ngoài. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng cũng cần được quan tâm, thể hiện qua các chỉ số như năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực, cũng nhấn mạnh: Về cải cách thể chế, cần bỏ quan điểm "không thể" và tiếp cận cải cách một cách quyết liệt, hiệu quả; đảm bảo tính công khai, minh bạch và tham vấn rộng rãi trong quá trình xây dựng pháp luật đi đôi với việc nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật. Công tác quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, làm nền tảng cho chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ cũng nên chú trọng hơn nữa, đó cũng là tiền đề để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong giai đoạn tới.

Về thông tin khuyến cáo, lưu ý đối với các doanh nghiệp trong năm 2025, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất để cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro tài chính, dòng tiền. Đồng thời, các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng phát triển kép “xanh hóa và số hóa” để xây dựng và nhất quán thực hiện Chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm dịch vụ, nguồn vốn khả thi cho chuyển đổi xanh, kinh doanh tuần hoàn, tham gia thị trường tín chỉ carbon.

Thảo luận tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, yếu tố quan trọng khiến chúng ta chưa thể có đột phá trong những năm qua chính là thể chế và nó đã trở thành “điểm nghẽn của điểm nghẽn” - như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ.

Các đại biểu, chuyên gia thảo luận tại tòa đàm. 

Bày tỏ sự đồng tình rất cao với quan điểm phải đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm đã được như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu trong bài phát biểu gần đây, TS. Nguyễn Đình Cung phân tích bước đột phá về tư duy, về xây dựng thể chế này khi được thực hiện thành công sẽ tạo động lực mạnh mẽ, mở ra không gian phát triển vô cùng lớn cho nền kinh tế, góp phần huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế.

TS. Nguyễn Đình Cung, cũng khẳng định: Với quyết tâm và yêu cầu phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay, có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có cơ hội, có một không gian cải cách thuận lợi như bây giờ.

Bước sang năm 2025, các dự báo tăng trưởng ở nhiều chỉ số đều cho thấy triển vọng phát triển kinh tế, GDP dự kiến đạt mức 6,5%. Các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu đều đang duy trì đà phát triển. Đồng USD suy yếu và chính sách giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hỗ trợ kinh tế vĩ mô sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu, đặc biệt vào Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, trong dài hạn, biến đổi khí hậu và dân số già hóa nhanh chóng đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự ổn định tài chính vĩ mô của Việt Nam trong dài hạn. Đại diện VEPR khuyến nghị, một số chính sách trong thời gian tới. Theo đó, tập trung ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn so với giai đoạn hậu COVID-19. Các chính sách vĩ mô cần được ban hành, đánh giá tác động một cách cẩn trọng, đa chiều và có lộ trình cụ thể được công bố sớm để các chủ thể liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp có thể thích ứng, chống chịu tốt hơn trước những “cú sốc” về chính sách.

Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, để đưa nền kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược” với những thách thức của thực tế, thì năm 2025, bên cạnh thúc đẩy các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân và duy trì đà phát triển của xuất hoạt động xuất nhập khẩu, cần tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế và có các chính sách ứng phó linh hoạt, kịp thời với bối cảnh tình hình trong nước.

Đại Lộc
Nâng cao năng lực con người, phát triển chuyển đổi số dịch vụ tài chính
Nâng cao năng lực con người, phát triển chuyển đổi số dịch vụ tài chính

(SKTE) - Sáng 16/7/2025, Diễn đàn Nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” đã diễn ra tại Hà Nội. Các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức tín dụng, cung ứng dịch vụ đã chia sẻ, trao đổi thảo luận, giải đáp và tìm kiếm giải pháp phù hợp cho tổ chức của mình, trong việc đào tạo nhân lực công nghệ, sao cho phù hợp với phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững
Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam: Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững

(SKTE) - Sáng 15/7/2025, tại Hà Nội, Diễn đàn "Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2026–2030, định hướng đến năm 2045", đã diễn ra. Các chuyên gia về kinh tế, doanh nghiệp, đã cùng thảo luận, đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua; đồng thời trao đổi về những nội dung, xác lập mô hình tăng trưởng mới, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh, phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững...

Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng
Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi thông tin, thời gian qua, hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định, nổi bật là công tác bảo vệ vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng đến năm 2024 đạt hơn 59%. Cùng với đó, công tác phối hợp tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép được thực hiện thường xuyên nên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp được kiểm soát, các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời.

Bất động sản siêu đô thị TP HCM Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển
Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển

(SKTE) - Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội”. Hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng to lớn của “siêu đô thị” TP.HCM mới, đồng thời chỉ ra những phân khúc và khu vực hưởng lợi rõ rệt nhất, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc TP.HCM, cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản và thúc đẩy phát triển.

Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế
Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế

Sau chuỗi nhiều năm liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn kinh tế vĩ mô, ngành bán lẻ toàn cầu đang từng bước quay trở lại với một chu kỳ phục hồi rõ nét. Một số mô hình truyền thống đang phải đối mặt với yêu cầu tái cấu trúc, trong khi những hình thái bán lẻ linh hoạt, giàu tính trải nghiệm và tích hợp công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ. Trong bức tranh nhiều chuyển động đó, Việt Nam nổi bật như một thị trường năng động, với các tín hiệu hồi phục rõ rệt.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự