Thứ Ba, 15/07/2025 13:40 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi thông tin, thời gian qua, hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định, nổi bật là công tác bảo vệ vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng đến năm 2024 đạt hơn 59%. Cùng với đó, công tác phối hợp tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép được thực hiện thường xuyên nên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp được kiểm soát, các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời.
Ảnh đại diện tin bài

Quảng Ngãi cấm người dân đốt thực bì trong rừng khi có cảnh báo cháy rừng cấp 4-5. Ảnh (tư liệu) minh họa: Phạm Cường/TTXVN

Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triểnThị trường nông sản: Cuộc đua quyết liệt giữa những cường quốc cà phêĐiện lực miền Bắc tinh gọn đến cấp cơ sở, nâng cao hiệu quả vận hành

“Chi cục cũng tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như hình thành Hệ thống Trung tâm điều hành cảnh báo phòng cháy, chữa cháy rừng từ xa (khu vực Tây Trường Sơn); trang bị thiết bị bay flycam cho lực lượng Kiểm lâm; phối hợp với Viettel tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm lưu trữ, báo cáo quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng...”, Chi cục trưởng Nguyễn Văn Nam cho biết thêm.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản số 245/UBND-NNMT về việc chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành liên quan cần xác định công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cốt lõi, thường xuyên, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục theo dõi diễn biến của thời tiết, duy trì chế độ cảnh báo, dự báo kịp thời trên các kênh liên lạc, phương tiện thông tin đại chúng về thông tin cảnh báo cháy rừng đến từng cơ quan, đơn vị, địa phương và chủ rừng biết để chủ động phòng ngừa và triển khai các dự án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong giám sát, quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý tại các địa phương chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư chữa cháy rừng, sẵn sàng phối hợp ứng cứu các tình huống khẩn cấp khi có cháy rừng xảy ra; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng.

UBND các xã, phường, đặc khu có nhiệm vụ chỉ đạo phòng chuyên môn, các cơ quan chức năng tại địa phương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng tại các khu vực rừng dễ bị xâm hại, đặc biệt là các khu rừng tự nhiên… Tiếp tục tổ chức thực hiện chính sách giao rừng cho tổ chức, gia đình, hộ cá nhân và cộng đồng dân cư đối với các diện tích do UBND cấp xã quản lý để phát huy hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Đồng thời, UBND các xã, phường, đặc khu cần rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí bảo đảm phục vụ tốt phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh phát hiện 15 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Khối lượng tang vật thu giữ hơn 18.000 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; diện tích rừng bị thiệt hại gần 1 ha. Lực lượng chức năng đã xử lý 16 vụ; trong đó có 14 vụ xử lý hành chính, xử lý khác 1 vụ (vụ cháy rừng đã hết thời hiệu xử lý, quá trình xác minh không xác định được đối tượng vi phạm), khởi tố vụ án 1 vụ…

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy rừng trồng, gồm: vụ cháy rừng trồng chưa thành rừng tại Khoảng 01, Tiểu khu 273, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum (nay là xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi) thuộc lâm phần quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên InnovGreen với tổng diện tích hơn 16 ha, mức độ thiệt hại 100% (không gây thiệt hại đến tài nguyên rừng nhưng thiệt hại về mặt tài sản là cây trồng); vụ cháy lướt mặt đất khu vực trồng cây bời lời, cây mì của người dân tại khoảnh 7, 9 Tiểu khu 568 thuộc địa bàn xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (nay là xã Đăk Rơ Wa, tỉnh Quảng Ngãi) với diện tích khoảng 1,6 ha…

Thanh Huyền (TTXVN)
Bất động sản siêu đô thị TP HCM Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển
Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển

(SKTE) - Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội”. Hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng to lớn của “siêu đô thị” TP.HCM mới, đồng thời chỉ ra những phân khúc và khu vực hưởng lợi rõ rệt nhất, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc TP.HCM, cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản và thúc đẩy phát triển.

Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế
Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế

Sau chuỗi nhiều năm liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn kinh tế vĩ mô, ngành bán lẻ toàn cầu đang từng bước quay trở lại với một chu kỳ phục hồi rõ nét. Một số mô hình truyền thống đang phải đối mặt với yêu cầu tái cấu trúc, trong khi những hình thái bán lẻ linh hoạt, giàu tính trải nghiệm và tích hợp công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ. Trong bức tranh nhiều chuyển động đó, Việt Nam nổi bật như một thị trường năng động, với các tín hiệu hồi phục rõ rệt.

Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế
Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế

Gian lận thuế từ “thô sơ” như kê khai thiếu doanh thu, chi phí không có thật, cho đến các thủ đoạn tinh vi như lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, gian lận hoàn thuế, hay chuyển giá giữa các công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh, các doanh nghiệp còn sử dụng các nền tảng số và giao dịch xuyên biên giới để tránh nghĩa vụ thuế. Không chỉ gây thất thu ngân sách, gian lận thuế còn làm suy giảm niềm tin vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự