Nghiên cứu - Trao đổi

Trung tâm CHIC tự hào được phụ huynh học sinh và đồng nghiệp cả nước tin tưởng

 

Giám đốc Hà Thị Như Quỳnh và bộ sách thực hành giao tiếp Nghề Nghiệp để dạy kỹ năng và ngôn ngữ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các trung tâm hỗ trợ trẻ rối loạn đặc biệt.Giám đốc Hà Thị Như Quỳnh và bộ sách thực hành giao tiếp Nghề Nghiệp để dạy kỹ năng và ngôn ngữ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các trung tâm hỗ trợ trẻ rối loạn đặc biệt. 

 

- Xin bà cho biết, tại sao đơn vị mình lại đổi tên thành Trung tâm Can thiệp, tư vấn tâm lý-giáo dục CHIC?

Thạc sỹ Hà Thị Như Quỳnh: Cách đây 10 năm, ngày 18/3/2014, khi mới thành lập, theo quy định của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (VINARAHC), trong tên gọi của đơn vị thành viên phải có từ cứu trợ trẻ em tàn tật. Nhân sự của của chúng tôi lúc đó chỉ dưới 10 người nên các lãnh đạo VINARAHC cho rằng chưa đủ điều kiện để thành lập trung tâm nên chúng tôi lấy tên là Nhà Cứu trợ trẻ em tàn tật Đức Minh, với hàm ý: Đức và Trí tuệ sẽ là con đường đưa các con phát triển đi lên hướng tới tương lai tươi sáng. Trong quá trình hoạt động chúng tôi thấy rằng, cái tên cứu trợ trẻ em tàn tật có hàm ý xoáy vào nỗi đau của các bậc phụ huynh, khiến họ cảm thấy có sự phân biệt con em mình với trẻ em bình thường, làm cho họ cảm thấy mặc cảm khi đưa con đến trung tâm. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định đề nghị VINARAHC chấp thuận việc đổi tên này để cho công việc của các cô giáo cũng như sự kết nối giữa trung tâm với phụ huynh trở nên gần gũi và dễ chia sẻ hơn, và khi phụ huynh mang con đến thì họ có cảm xúc tích cực hơn vì họ nghĩ rằng đây là nơi hỗ trợ con em họ về mặt giáo dục và tâm lý, chứ không phải là nơi ban phát tình thương hay là nơi chỉ nhìn thấy khuyết tật của con mình, chính vì vậy chúng tôi lấy tên là Trung tâm Can thiệp, tư vấn tâm lý-giáo dục CHIC. Mục đích là sau khi các con đã được can thiệp, trị liệu với một lộ trình đường dài và đủ để có được những hành trang cần thiết về kiến thức và kỹ năng để tự tin vào học hòa nhập.

Đến nay đã có 54 trung tâm can thiệp trẻ khuyết tật đến Trung tâm CHIC để thăm quan và học hỏi kinh nghiệm.Đến nay đã có 54 trung tâm can thiệp trẻ khuyết tật đến Trung tâm CHIC để thăm quan và học hỏi kinh nghiệm.

 

- Xin bà cho biết: trong thời gian qua, trung tâm đã giúp được bao nhiêu trẻ ra học hòa nhập?

Thạc sỹ Hà Thị Như Quỳnh: Thành lập từ 18/3/2014 đến nay nhưng chúng tôi cũng không thống kê xem mình đã giúp được bao nhiêu trẻ em ra học hòa nhập, chủ yếu là những năm đầu chúng tôi cố gắng hỗ trợ được bạn nào thì hỗ trợ thôi. Tuy nhiên có thể ước lượng được là đã giúp được khoảng 500 trẻ ra học hòa nhập.

- Một con số rất đáng tự hào. Vậy trong thời gian tới, trung tâm có kế hoạch phát triển, mở rộng như thế nào, thưa bà?

Thạc sỹ Hà Thị Như Quỳnh: Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tài liệu hướng dẫn giúp phụ huynh tích cực chủ động đồng hành, phối hợp với trung tâm để can thiệp, trị liệu cho con ở nhà đạt kết quả tốt hơn, rút ngắn thời gian can thiệp để con sớm ra học hòa nhập. Nếu phụ huynh hoàn toàn phó mặc nhiệm vụ này cho các cô giáo ở trung tâm thì thời gian can thiệp sẽ kéo dài. Để làm được việc đó hiệu quả, trung tâm đã xây dựng một hệ thống các bài tập hỗ trợ tiến trình can thiệp của từng trẻ dựa trên những đánh giá đầu vào của các con, ví dụ các con có điểm mạnh gì cần phát huy và điểm yếu gì cần khắc phục.

Tiết học nhóm về kĩ năng thực hành – học cắm hoa.Tiết học nhóm về kĩ năng thực hành – học cắm hoa.

 

Con tập làm bác sỹ khám bệnh cho bạn.Con tập làm bác sỹ khám bệnh cho bạn.

Sau khi liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, sở đoản thì giáo viên sẽ theo dõi và làm việc với trẻ trong khoảng 5 ngày nữa để tìm hiểu xem khả năng ghi nhớ, tiếp cận thông tin của trẻ. Ví dụ, có trẻ khi đưa ra thông tin thứ 2 thì đã quên thông tin thứ nhất. Giáo viên phải xây dựng lộ trình, kế hoạch và giúp phụ huynh hiểu được vì sao trung tâm lại lựa chọn mục tiêu và lộ trình can thiệp như vậy,... Sau đó, trung tâm sẽ ghi nhật ký bằng các clip để phụ huynh thấy toàn cảnh nội dung con được học cùng với các kỹ năng phát triển kèm theo.

Và từng tháng, trung tâm làm clip ghi lại kết quả mà con đạt được gửi cho phụ huynh. Nhiệm vụ của phụ huynh sau khi xem clip là giúp con củng cố, ôn tập và giúp con khai quát hóa nội dung đó trong môi trường thực tiễn ở gia đình. Và trung tâm cũng yêu cầu phụ huynh quay clip các hoạt động tương tác giữa cho mẹ và con để trung tâm có thể giúp phụ huynh điều chỉnh các làm, ví dụ ngôn ngữ dùng trong cuộc sống hàng ngày như vậy có phù hợp không. Giữa trung tâm và gia đình liên tục có những trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau như vậy.

Với mỗi mục tiêu, các cô sẽ đưa ra những hoạt động cụ thể để giúp cho trẻ có thể khái quát hóa được nội dung của mục tiêu đó. Với mỗi hoạt động, các cô sẽ quay clip hướng dẫn phụ huynh cách thức, thao tác thực hiện và ngôn ngữ nói với trẻ cũng như mức độ hỗ trợ cho trẻ để phụ huynh xác định được những nội dung cần thực hiện.

Mức độ hỗ trợ cũng rất quan trọng vì đa phần phụ huynh hay nóng vội muốn con mình làm được việc đó nên thường can thiệp quá sớm hoặc quá mức cần thiết. Các cô sẽ giúp phụ huynh hiểu khi nào cần hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào cho trẻ cũng như khi nào thì nên giảm hỗ trợ để con sớm trở nên độc lập, tự tin và làm chủ nội dung được học. Khó khăn là không phải phụ huynh nào cũng kiên trì thực hiện những yêu cầu của trung tâm mà thường nghĩ rằng đó là nhiệm vụ của các cô giáo.

Từ ngày mai các con sẽ tự tin ra học hòa nhập với các bạn khác.Từ ngày mai các con sẽ tự tin ra học hòa nhập với các bạn khác.

Con tập làm họa sỹ để sau này trang trí nhà mình.Con tập làm họa sỹ để sau này trang trí nhà mình.

- Để duy trì hoạt động chắc trung tâm phải có nhà tài trợ?

Thạc sỹ Hà Thị Như Quỳnh: Trong suốt quá trình phát triển, trung tâm chưa có nhà tài trợ nào nhưng với phương châm thu hút nhân sự có chuyên môn tốt nên tại trung tâm CHIC, các giáo viên trực tiếp làm việc với trẻ khuyết tật trí tuệ đều là những người tốt nghiệp đại học trình độ cử nhân hoặc thạc sỹ chuyên ngành về tâm lý và giáo dục đặc biệt, giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non.

Các nguồn thu chủ yếu đến từ phụ huynh nhưng để phát huy được khả năng của các cô giáo trung tâm đã đề ra mức thưởng đối với những ý tưởng mới áp dụng vào công việc. Trung tâm CHIC có một nhóm chuyên về nghiên cứu và phát triển tài liệu. Các ngày thứ Bảy sẽ dành cho hoạt động chuyên môn, làm đồ dùng, giáo cụ giảng dạy để mỗi tuần đều có những điều mới mẻ dành cho các con.

Mặc dù nhân sự của trung tâm hiện chỉ có 15 người nên chỉ có thể hỗ trợ tối đa 70 ca (mỗi ca 1 giờ) can thiệp mỗi ngày nhưng vẫn có phụ huynh từ Kon Tum, Sơn La đến để can thiệp ở trung tâm. Hầu hết gia đình có trẻ khuyết tật trí tuệ thường phải có hẳn 1 người chăm lo cho con. Đối với phụ huynh ở các tỉnh xa, họ xác định đằng nào cũng nghỉ việc để chăm con thì họ thường chọn những nơi uy tín để đưa con đến. Trung tâm CHIC tự hào là một trong những nơi được phụ huynh tin tưởng như vậy.

Xuất phát từ việc khi phụ huynh cho con ra học hòa nhập thì thấy các cô giáo ở trường mà các con đến học hòa nhập rất hài lòng về kiến thức toán và tiếng Việt của các con nhưng việc dạy và học tiếng Anh đối với các con là một thách thức lớn. Phụ huynh có phản hồi lại với trung tâm: “Ước gì trung tâm có thể có chương trình tiếng Anh cho các con, để các con thêm tự tin ở môi trường hòa nhập”. Chính lời nói đó của phụ huynh đã thôi thúc chúng tôi làm được điều đó. Có thể nói chúng tôi là một trong số ít trung tâm có chương trình tiếng Anh dành riêng cho trẻ đặc biệt.

Một khóa tập huấn chuyên đề “Chơi tương tác và phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phát triển” tổ chức tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Kiến An, Hải Phòng. Đến nay Giám đốc Như Quỳnh đã tổ chức các khóa tập huấn tương tự tại 46 trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật ở 29 tỉnh, thành.Một khóa tập huấn chuyên đề “Chơi tương tác và phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phát triển” tổ chức tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Kiến An, Hải Phòng. Đến nay Giám đốc Như Quỳnh đã tổ chức các khóa tập huấn tương tự tại 46 trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật ở 29 tỉnh, thành.

- Và tôi cũng lần đầu tiên được nghe thấy điều đó....

Thạc sỹ Hà Thị Như Quỳnh: Chương trình này chúng tôi đã áp dụng được gần 2 năm nay ở trung tâm CHIC và đã triển khai ở một trung tâm can thiệp cho trẻ khuyết tật khác ở Nam Định. Tôi hiện cũng đang làm Phó giám đốc kiêm trưởng khoa giáo dục đặc biệt tại trung tâm này. Chúng tôi đem chương trình này áp dụng và nhận được phản hồi rất tốt.

Trong tương lai, tôi sẽ viết những bộ sách vừa có tính chuyên khảo vừa có tính thực tiễn để hỗ trợ các nhà chuyên môn cũng như các phụ huynh có con bị rối loạn phát triển hoặc những người quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ đặc biệt.

Khi ra mắt bộ sách này, tôi nhận được phản hồi tích cực từ các trung tâm về tính ứng dụng cao trong thực tiễn và nhận được lời mời đến chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Và tôi đã đi chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình với 46 trung tâm can thiệp cho trẻ đặc biệt tại 29 tỉnh, thành trong cả nước. Tôi sẽ tiếp tục lan tỏa những kết quả mà trung tâm CHIC đạt được đến nhiều nơi khác nữa.

- Đó là một điều tuyệt vời. Xin chúc mừng và xin cảm ơn thạc sỹ Hà Thị Như Quỳnh đã dành cho bạn đọc của tạp chí Tình thương và Cuộc sống cuộc phỏng vấn này.

Dương Nguyên Khải thực hiện

(Ảnh do Trung tâm CHIC cung cấp)

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất