Sức khỏe

Hiểm họa từ thực phẩm chức năng chứa chất cấm

Chất Sibutramine và Cyproheptadin-  "con dao hai lưỡi" trong thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng chứa chất cấm, đặc biệt là Sibutramine và Cyproheptadin, đang trở thành mối nguy lớn cho người tiêu dùng Việt Nam. Những chất này thường xuất hiện trong các sản phẩm giảm cân cấp tốc và có tác dụng làm mất cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim, và các vấn đề thần kinh.

Sibutramine là một hoạt chất từng được kê đơn rộng rãi trong các thuốc giảm cân nhờ khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Sibutramine gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề về tim mạch. Do đó, chất này đã bị cấm lưu hành tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam từ năm 2010

Cyproheptadin là một loại thuốc kháng histamine thường dùng để điều trị dị ứng, nhưng trong thực phẩm chức năng, chất này bị cấm sử dụng vì khả năng gây ức chế thần kinh trung ương và các tác dụng phụ nguy hiểm khác. Sự xuất hiện của Cyproheptadin trong các sản phẩm giảm cân hoặc tăng cường sức khỏe có thể dẫn đến những hậu quả khó lường

Thực tế, nhiều sản phẩm trên thị trường dù được quảng cáo là “thảo dược” hoặc “chiết xuất thiên nhiên” nhưng lại chứa hàm lượng Sibutramine vượt mức cho phép. Những sản phẩm này không chỉ đánh lừa người tiêu dùng mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng

Sản phẩm Rozell Detox, nhà sản xuất VellyGold Beauty (0024 81009-H) No38A, Jalan PSK 8 Pusat Perdagangan Seri Kembangan 43300 Selangor. Sản phẩm bị phát hiện có chứa Sennoside.

Sản phẩm Rozell Detox, nhà sản xuất VellyGold Beauty (0024 81009-H) No38A, Jalan PSK 8 Pusat Perdagangan Seri Kembangan 43300 Selangor. Sản phẩm bị phát hiện có chứa Sennoside.

Thách  thức các nhà chức năng 

Vừa qua, Lực lượng Quản lý Thị trường Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng thực phẩm chức năng chứa chất cấm. Đội Quản lý Thị trường số 11 và số 17 đã triệt phá nhiều cơ sở buôn bán các sản phẩm giả mạo, chứa Sibutramine. Trong đó, nổi bật là vụ thu giữ hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng giả mạo hỗ trợ giảm cân.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng liên tục đưa ra các cảnh báo về nguy cơ từ thực phẩm chức năng chứa Sibutramine và Cyproheptadin. Nhiều sản phẩm giảm cân như Tigi Max PlusRozell Detox đã bị thu hồi do chứa chất cấm với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép. Những sản phẩm này thường được bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn

Sản phẩm Serifa Beauty Solidmolid, nhà phân phối SERIFA BEAUTY Serifa Beauty&Health LG-10A MBE (Suite 888), Setapak Sentral Mall, 67 Jalan Taman Ibu Kota, 53300 Kuala Lumpu.

Sản phẩm Serifa Beauty Solidmolid, nhà phân phối SERIFA BEAUTY Serifa Beauty&Health LG-10A MBE (Suite 888), Setapak Sentral Mall, 67 Jalan Taman Ibu Kota, 53300 Kuala Lumpu.

Các sản phẩm này thường được bán tràn lan trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, nơi việc kiểm soát trở nên khó khăn. Nhiều người tiêu dùng dễ bị thu hút bởi quảng cáo về hiệu quả nhanh chóng mà không biết đến những rủi ro tiềm ẩn. Cục An toàn thực phẩm đã nhiều lần kêu gọi người dân cảnh giác, không mua và sử dụng các sản phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rẳng, sử dụng thực phẩm chức năng chứa chất cấm không chỉ khiến người tiêu dùng không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe: 

Đột quỵ và các bệnh tim mạch: Sibutramine làm tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Rối loạn thần kinh: Cyproheptadin có thể gây ức chế thần kinh, dẫn đến tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, thậm chí co giật.

Nguy cơ ung thư: Một số chất cấm khác trong thực phẩm chức năng, như Phenolphtalein, được cho là có khả năng gây ung thư khi sử dụng lâu dài.

Lời khuyên cho người tiêu dùng

Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức và thận trọng khi lựa chọn thực phẩm chức năng:

 Kiểm tra nguồn gốc sản phẩm: Chỉ mua thực phẩm chức năng từ các nhà phân phối uy tín, có chứng nhận rõ ràng.

 Tìm hiểu thông tin sản phẩm: Đọc kỹ nhãn mác, thành phần và thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng.

Tránh xa các sản phẩm không rõ nguồn gốc: Không mua các sản phẩm được quảng cáo tràn lan trên mạng mà không có kiểm định chất lượng.

Báo cáo vi phạm: Nếu phát hiện sản phẩm nghi ngờ chứa chất cấm, người tiêu dùng cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

Hiểm họa từ thực phẩm chức năng chứa chất cấm là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và ý thức cảnh giác cao độ từ phía người tiêu dùng. Việc lựa chọn sản phẩm an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần xây dựng thị trường thực phẩm chức năng minh bạch và lành mạnh.

 

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất