Chủ Nhật, 29/06/2025 14:22 (GMT+7)

Dân số già, tuổi nghỉ hưu buộc phải trẻ lại

(SKTE) - Nghỉ hưu ở tuổi 60 không còn đồng nghĩa với an dưỡng khi dân số già hóa đang tăng nhanh và tuổi thọ tăng cao. Tại Việt Nam, già hóa dân số đang đặt ra bài toán mới: Tuổi già liệu có còn là lúc… nghỉ ngơi?
Ảnh đại diện tin bài

Ở tuổi 82, ông Keno Nagasaki vẫn làm việc tại Tenpos Holdings. (Nguồn: Nikkei Asia) 

Nghỉ hưu ở tuổi 60 từng được xem là dấu mốc lý tưởng - thời điểm để người lao động rút lui khỏi thị trường và bắt đầu giai đoạn an dưỡng. Tuy nhiên, trong thế kỷ XXI, khi tuổi thọ ngày càng tăng, sức khỏe được cải thiện và nhu cầu tài chính cho tuổi già ngày càng lớn, khái niệm “tuổi nghỉ hưu” đang cần được xem lại.

Áp lực từ dân số già

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2050, toàn cầu sẽ có khoảng 1,6 tỷ người từ 65 tuổi trở lên, chiếm gần một phần sáu dân số thế giới. Riêng châu Á, khu vực đông dân nhất, sẽ chiếm tới 60% trong số này.

Trong khi đó, Liên hợp quốc ghi nhận tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng từ 46,5 tuổi (năm 1950) lên 73 tuổi (năm 2019) và dự kiến đạt 76 tuổi vào năm 2050.

Những biến chuyển nhân khẩu học đang gây áp lực nặng nề lên hệ thống an sinh xã hội toàn cầu. Khi số người nghỉ hưu ngày càng nhiều, lực lượng lao động thu hẹp, các chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kéo dài độ tuổi làm việc - giải pháp vừa mang tính cấp thiết, vừa không dễ thực hiện.

Làn sóng cải cách

Châu Âu - khu vực già hóa dân số nhanh nhất thế giới - đang dẫn đầu trong cải cách chính sách hưu trí. Theo EuroNews, Đan Mạch, Na Uy và Iceland giữ mức tuổi nghỉ hưu cao nhất (67 tuổi), trong khi nhiều nước như Anh, Đức, Hà Lan, Ireland và Bồ Đào Nha đã vượt mốc 65 tuổi.

Tổ chức OECD cho biết, sắp tới sẽ có 20 nước châu Âu tăng tuổi nghỉ hưu nam, 24 nước tăng đối với nữ. Dự báo đến năm 2060, độ tuổi nghỉ hưu trung bình tại EU sẽ khoảng 66,7 tuổi với nam và 66,4 tuổi với nữ, dao động từ 62 đến 74 tuổi.

Tại châu Á, xu hướng điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cũng diễn ra mạnh mẽ. Singapore dự kiến nâng lên 65 tuổi vào năm 2030. Indonesia sẽ tăng từ 56 tuổi (2015) lên 59 tuổi (2025), hướng tới 65 tuổi. Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh từ 1/1/2025, nâng lên 63 tuổi với nam và 55–58 tuổi với nữ tùy ngành. Nhật Bản – quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất thế giới – đang thay đổi tư duy về nghỉ hưu. Theo Nikkei Asia, 5,4 triệu người trên 70 tuổi vẫn làm việc, chiếm 14% lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp bỏ giới hạn tuổi nghỉ hưu, tạo điều kiện cho người lao động tiếp tục cống hiến theo khả năng và nguyện vọng.

Tại Việt Nam, dù đang trong thời kỳ "dân số vàng", quá trình già hóa diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến năm 2030, khoảng 30% dân số sẽ từ 60 tuổi trở lên. Để thích ứng, từ năm 2021, Việt Nam thực hiện lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu: nam đạt 62 tuổi vào 2028, nữ đạt 60 tuổi vào 2035, mỗi năm tăng lần lượt 3 và 4 tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 sẽ mở rộng độ bao phủ sang khu vực phi chính thức và rút ngắn thời gian đóng góp để hưởng lương hưu. Những cải cách này hướng tới đảm bảo an sinh, công bằng và bền vững trong bối cảnh dân số đang già hóa nhanh.

Gánh nặng hay cơ hội?

Việc tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ là một giải pháp kỹ thuật mà còn tác động sâu rộng đến kinh tế, xã hội và tâm lý cá nhân. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để người cao tuổi có thể tiếp tục làm việc hiệu quả và bền vững?

Lợi ích rõ rệt là giảm áp lực tài chính lên hệ thống hưu trí. Khi người lao động làm việc lâu hơn, thời gian đóng góp tăng, thời gian hưởng lương hưu giảm, góp phần cân bằng quỹ bảo hiểm. Đồng thời, đội ngũ lao động lớn tuổi với kinh nghiệm và chuyên môn vẫn là nguồn lực quý giá.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ sức khỏe, điều kiện hay mong muốn làm việc sau tuổi 60, nhất là trong các ngành đòi hỏi cường độ cao như xây dựng, y tế, giáo dục. Khoảng cách công nghệ, định kiến tuổi tác và thiếu cơ hội đào tạo lại cũng là rào cản khiến người lớn tuổi khó cạnh tranh.

Ngoài ra, việc người già làm việc lâu hơn có thể thu hẹp cơ hội của lao động trẻ, đặc biệt trong môi trường chưa linh hoạt.

Giải pháp không nằm ở việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đơn lẻ, mà cần một chiến lược toàn diện: thúc đẩy đào tạo suốt đời, đặc biệt về kỹ năng số và tư duy thích ứng; khuyến khích làm việc theo mô hình linh hoạt như bán thời gian, từ xa, theo dự án.

Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, linh hoạt hóa mô hình việc làm giúp duy trì năng lực lao động người cao tuổi, đồng thời tiết kiệm chi phí và giữ chân nhân sự.

Chính sách an sinh cũng cần đổi mới: cách tính lương hưu công bằng, thúc đẩy tiết kiệm cá nhân, phát triển quỹ hưu trí tự nguyện và bảo hiểm bổ trợ.

Quan trọng hơn cả là thay đổi nhận thức: tuổi già không phải kết thúc vai trò xã hội, mà là giai đoạn mới để tiếp tục học hỏi, sáng tạo và truyền cảm hứng nếu được hỗ trợ đúng cách.

Với chiến lược dài hạn, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, hoàn toàn có thể biến thách thức dân số già thành cơ hội phát triển. “Tuổi nghỉ hưu” ngày nay dần trở thành một khái niệm linh hoạt và đa chiều trong kỷ nguyên sống thọ, sống khỏe.

Hà Lam
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2025 - Dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chí
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2025 - Dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chí

(SKTE) - Sau 3 ngày diễn ra tại Thành phố Hà Nội, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã bế mạc vào chiều 21/6, với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đây là dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chí, nhiều hình ảnh ấn tượng và ý nghĩa tại sự kiện. Ban Tổ chức đã trao giải cho các đơn vị, cơ quan báo chí tham gia.

Báo chí góp phần đưa chính sách vào đời sống
Báo chí góp phần đưa chính sách vào đời sống

Ngoài vai trò đưa thông tin đến với độc giả, công chúng, báo chí ngày nay còn giữ vai trò là kênh kết nối, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời thông tin phản hồi, phản biện những khó khăn, vướng mắc và là diễn đàn ý kiến của người dân, doanh nghiệp đến với Đảng, Nhà nước.

Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế
Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế

Gian lận thuế từ “thô sơ” như kê khai thiếu doanh thu, chi phí không có thật, cho đến các thủ đoạn tinh vi như lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, gian lận hoàn thuế, hay chuyển giá giữa các công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh, các doanh nghiệp còn sử dụng các nền tảng số và giao dịch xuyên biên giới để tránh nghĩa vụ thuế. Không chỉ gây thất thu ngân sách, gian lận thuế còn làm suy giảm niềm tin vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật.

Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự