Chủ Nhật, 02/02/2025 17:03 (GMT+7)

Du học sinh, sinh viên nói về Tết Thầy?

“Tết Thầy” là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng tình cảm kính trọng thầy cô vẫn luôn được gìn giữ.
Ảnh đại diện tin bài

Những bài học cha mẹ cần dạy trẻ trong dịp TếtHà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 TếtTin mưa phùn ở miền Bắc và dự báo thời tiết 2 ngày cuối kì nghỉ TếtKhoảnh khắc đẹp của những em bé đầu tiên chào đời năm Ất Tỵ

Phạm Thị Vân Anh - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Lan cho hay Tết là dịp quan trọng nhất trong năm, không chỉ đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời gian để mỗi người con xa quê hướng về cội nguồn.

"Đối với du học sinh Tết mang ý nghĩa đặc biệt, bởi đó là lúc chúng em kết nối với nhau, cùng nhau tái hiện không khí Tết truyền thống giữa nơi xa xứ. Dù không thể ở bên gia đình, nhưng việc duy trì những phong tục như gói bánh chưng, chúc Tết, và sum vầy bên mâm cỗ cũng giúp em cảm nhận được hơi ấm quê hương", Vân Anh nói. 

Bạn Phạm Thị Vân Anh - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Lan (áo dài đỏ). Ảnh: NVCC

 

 

Theo Vân Anh, “Tết Thầy” là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng tình cảm kính trọng thầy cô vẫn luôn được gìn giữ. Ngày nay, nhiều bạn trẻ có thể không đến thăm thầy cô trực tiếp như trước, nhưng vẫn bày tỏ lòng biết ơn qua những lời chúc, cuộc gọi, hoặc những món quà tinh thần.

Có dịp trở về Việt Nam vào dịp Tết, Vân Anh thường tranh thủ đến thăm thầy cô, tổ chức gặp mặt để tri ân. Còn khi ở nước ngoài, dù không thể gặp trực tiếp, Vân Anh vẫn duy trì truyền thống này qua những tin nhắn, cuộc gọi hoặc gửi lời chúc qua mạng xã hội.

Bạn Nguyễn Bá Minh Vi - Trường đại học Y Hà Nội chia sẻ, giới trẻ hiện nay có vẻ ít quan tâm đến Tết thầy so với trước đây. Trong thời đại công nghệ số, việc giao tiếp và thể hiện bản thân thông qua văn bản điện tử đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn trẻ nhận thức được tầm quan trọng của Tết thầy trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nguyễn Đình Nguyệt Hà- Sinh viên Học viện Ngân hàng chia sẻ, trong mắt giới trẻ ngày nay, đây vẫn là một dịp để thể hiện lòng kính trọng đối với thầy cô giáo, nhưng có thể không quá phổ biến như trước. Thay vì tặng quà vật chất, nhiều bạn trẻ hiện nay thể hiện sự biết ơn bằng những lời chúc chân thành, hoặc thậm chí qua các phương tiện kỹ thuật số như email, tin nhắn.

Tuy vậy, lòng biết ơn và tôn trọng thầy cô vẫn được lưu giữ, mặc dù cách thể hiện có thể thay đổi theo thời gian. Các bạn vẫn coi Tết là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, nhưng có thể không còn như trước, khi mà những món quà vật chất trở thành một phần quan trọng trong việc thể hiện tình cảm.

Đức Vinh, sinh viên trường đại học Y Hà Nội chia sẻ, ông cha ta có câu: "Mùng Một Tết cha, Mùng Hai Tết mẹ, Mùng Ba Tết thầy," và hiện phong tục này vẫn được duy trì và phổ biến. Tết thầy giống như một dịp đặc biệt để tri ân, tương tự Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhưng mang không khí đầu năm mới. Dịp Tết, mọi người có nhiều thời gian rảnh hơn. "Bọn em đi chúc Tết thầy cô vào dịp này để gửi lời chúc năm mới và bày tỏ lòng biết ơn. Đây cũng là dịp để gặp gỡ, lắng nghe những chia sẻ, trải nghiệm từ thầy cô, hoặc đơn giản là thể hiện sự tri ân của mình", Đức Vinh chia sẻ.
Đỗ Hợp (tienphong.vn)
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ

Mỗi cái nhìn đầy sân hận, mỗi lời nói thô bạo, mỗi hành động làm tổn thương người thân đều là sự gieo trồng của những hạt giống bất thiện trong tâm thức.

Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ
Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

(SKTE) - Để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ và gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công đề xuất Nhà nước cần có một chính sách dành cho trẻ tự kỷ như quyền được tiếp cận giáo dục hòa nhập, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên biệt, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử, quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho gia đình…

Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”
Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”

Ngày 27/3, Thành đoàn Đà Nẵng phát động mô hình “Cổng trường An toàn” phân luồng giao thông - Vững bước tương lai năm 2025. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh trên toàn thành phố.

Khổ vì giấy chuyển viện
Khổ vì giấy chuyển viện?

(SKTE) - Giấy chuyển viện là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng. Với những ai may mắn chưa từng thấm nỗi khổ này, để tôi giải thích.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự